logo

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ là tiền thực hiện chức năng nào dưới đây

icon_facebook

Câu hỏi: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Phương tiện cất trữ

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng: Phương tiện cất trữ

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!


Các chức năng của tiền tệ

Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây:

Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ là tiền thực hiện chức năng nào dưới đây

- Chức năng thước đo giá trị: (danh từ) trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Standard of Value, hoặc Measure of Value, hoặc Unit of Account.

Thước đo giá trị là yêu cầu trước tiên và không thể thiếu của trao đổi hàng hóa. Trong mua bán hay trao đổi hàng hóa, người ta thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Muốn đảm bảo được nguyên tắc trao đổi ngang giá thì điều kiện tiên quyết là phải đo lường và xác định được giá trị hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

+ Giá trị hàng hóa - yếu tố QUYẾT ĐỊNH giá cả:

Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.

Giá trị của hàng hóa (giá trị của 1 đơn vị hàng hóa) lại chịu sự tác động của 2 yếu tố là: năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động

+ Giá trị của tiền.: Tỷ lệ NGHỊCH với giá cả hàng hoá

+ Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.

Làm cho giá cả lên xuống chung quanh giá trị. Cung lớn hơn cầu làm giá cả xuống thấp hơn giá trị hàng hóa và ngược lại

Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh

Sự cạnh tranh càng cao thì giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại

Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

- Phương tiện lưu thông

Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.

Ví dụ: Quá trình hình thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.

Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

- Phương tiện cất trữ 

Cất trữ giá trị - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Store of Value.

là một chức năng rất hữu ích, bởi sẽ rất là bất tiện và tốn kém nếu ta phải bán hàng hóa của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hóa khác. Mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn cầm tiền như là phương tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán: là cách thức, phương pháp thực hiện nghĩa vụ về tài sản.

Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền.

Thực hiện chức năng này, tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành. Ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…

Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền.

Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ.

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy…) như: Ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện tử (card)…

- Chức năng tiền tệ thế giới

Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Ví dụ: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…


Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

(Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ô vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.

+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thong, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo công thức:

M=P*Q/V

Trong đó:

+ là phương tiện cần thiết cho lưu thông

+ là mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

Lạm phát: Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.

Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm), lạm phát phi mã (trên 10%/năm) và siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa). Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang...

Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới. Để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm phát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn.

icon-date
Xuất bản : 06/01/2022 - Cập nhật : 06/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads