logo

Phân tích các bước giâm cành mà em biết.

Câu hỏi: Phân tích các bước giâm cành mà em biết.

Trả lời:

- Bước 1: Cắt cành giâm: Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 - 4 lá. Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá. Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực 

- Bước 2: Xử lý cành giâm: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, nhúng sâu từ 1 - 2cm trong thời gian 5 - 10 giây. Sau đó vẩy cho khô. Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.

- Bước 3: Cắm cành giâm: 

+ Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

+ Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển

- Bước 4: Chăm sóc cành giâm: Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.

+ Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn

+ Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất

+ Một số loại cây nhân giống được bằng phương pháp giâm cành như cây: Chanh, bưởi, mận, đào, rau ngót, sanh, dâu....

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về phương pháp giâm cành trong việc trồng trọt nhé!


1. Giâm cành là gì?

- Đây là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Chất dinh dưỡng từ đất sẽ đi theo vết cắt cung cấp cho quá trình sinh trưởng của cây. Trong những điều kiện môi trường thích hợp, cành ra rễ và sinh cành mới, tạo thành cây hoàn chỉnh.

- Ví dụ: hoa giấy, rau muống, khoai lang, rau ngót, tiêu, cà phê, chè, nho…

Phân tích các bước giâm cành mà em biết.

2. Ưu, nhược điểm của giâm cành

* Ưu điểm:

- Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ cành giâm sớm ra hoa, kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh

* Nhược điểm:

- Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

- Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

- Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.


3. Dụng cụ và vật liệu thực hiện

- Dao nhỏ sắc

- Kéo cắt cành, lá

- Khay đựng đất bột mịn hoặc cát

- Bình tưới nước có vòi sen

- Túi bầu PE có kích thước 9cm x 15cm

- Thuốc kích thích ra rễ.

- Nền giâm cành.


4. Các bước của quy trình giâm cành 

- Bước 1: Cắt cành giâm:

+ Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 - 7cm, có từ 2 - 4 lá.

+ Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá, làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm

+ Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm

- Bước 2: Xử lý cành giâm: 

+ Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 - 2cm trong thời gian 5 - 10 giây.

+ Sau đó vẩy cho khô. Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.

- Bước 3: Cắm cành giâm: 

+ Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

+ Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển   

- Bước 4: Chăm sóc cành giâm :

+ Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.

+ Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn

+ Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất


5. Một số phương pháp nhân giống cây trồng khác

a. Chiết cành

- Chiết cành là phương pháp phổ biến để nhân giống các loại cây thân gỗ. Phương pháp này phù hợp với các loại cây lâu năm thời gian sinh trưởng dài. Cách thực hiện dễ dàng, tỷ lệ thành công có thể lên tới 100%. Mỗi loại cây sẽ có một phương pháp chiết khác nhau 

- Cách thực hiện chiết cành

+ Bước 1: tạo sẹo bằng cách cắt hình chữ V, tối đa 2/3 thân.

+ Bước 2: dùng băng keo đen hoặc ni lông bịt vết thương hở, cố định cành chiết tránh gẫy đổ.

+ Bước 3: đợi vài ngày để mặt cắt khô nhựa, tránh để nước và vi khuẩn thâm nhập gây thối cành.

+ Bước 4: đắp các nguyên liệu dễ bén rễ vào vết cắt như: xơ dừa, bông, lục bình, bùn ao...

+ Bước 5: quan sát khi thấy rễ ở chỗ chiết cành mọc nhiều thì cắt mang trồng xuống đất.

- Lưu ý: ở bước 4 có thể sử dụng thêm một số thuốc kích rễ chứa Axin, Naa để kích thích cây ra rễ non nhanh và nhiều hơn. Tạo điều kiện để cành chiết phục hồi nhanh sau này.

- Chiết cành bao lâu thì cắt trồng dưới đất được?

+ Điều này không cố định, bạn chỉ cần quan sát bằng mắt nếu thấy nhiều rễ, cành chiết khỏe mạnh là có thể mang trồng đất. Khi trồng cũng nên chọn các loại đất tơi xốp để rễ non dễ tiếp xúc lấy dinh dưỡng.

+ Các loại vật chất dễ tiếp xúc với rễ cây nhất là cát, trấu hun, mùn hữu cơ... Lúc mới trồng cây không cần nhiều dinh dưỡng. Nên đợi lúc cây mọc nhiều lá non thì mới bón phân.Nếu trồng sớm khi rễ còn quá non hoặc quá ít rễ cây sẽ phát triển rất chậm hoặc chết. Giữ ẩm cho cây ở mức vừa phải tránh rễ non bị thúi.

b. Ghép mắt

Là phương pháp lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt. 

icon-date
Xuất bản : 07/02/2022 - Cập nhật : 09/02/2022