logo

Hãy so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà?

Câu hỏi: Hãy so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà?

Trả lời:

Mạng điện trong nhà gồm lắp đặt kiểu nổi và lắp đặt kiểu ngầm.

Mạch điện trong nhà

Lắp đặt kiểu nổi

Lắp đặt kiểu ngầm

Ưu điểm – Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật và tránh được các tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
– Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi bị sự cố.
– Vừa tiết kiệm không gian lắp đặt, vừa đảm bảo mỹ quan.
– Đảm bảo an toàn điện và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm – Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
– Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phức tạp.
– Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây lắp nhà ở.
– Khó kiểm tra, sửa chữa và khó thay thế khi bị sự cố.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về mạng điện trong nhà qua bài viết dưới đây.


1. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà

a) Điện áp của mạng điện trong nhà.

+ Mạng điên trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

+ Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là 220V.

Ví dụ: Nhật Bản là 110V, Mỹ là 127V và 220V.....

b) Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

+ Đồ dùng điện rất đa dạng : bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

+ Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

Ví dụ:

- Bóng đèn có công suất 25 W....;

- Bàn là có công suất 1000 W;

- Nồi cơm có công suất 600 W....

- Kết luận: Nhu cầu dùng điện giữa các gia đình thật khác nhau => Tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau và tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà

c) Sư phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện.

 + Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

+ Các thiết bị điện (công tắc,cầu dao,ổ cắm điện...) và các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

+ Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.

- Bàn là điện: 220V – 1000W                                    

- Quạt điện: 110V – 30W

- Nồi cơm điện:  110V – 600W  

- Công tắc điện: 500V – 10A

- Phích cắm điện: 250V – 5A      

- Bóng điện: 12V – 3W

Hãy so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà?

2. Cấu tạo của mạng điện trong nhà

- Mạng điện dân dụng bao gồm các phần sau:

+ Mạch chính từ mạng điện phân phối đi qua công tơ điện vào trong nhà.

+ Mạch nhánh từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.

+ Công tơ điện.

+ Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện.

 + Đồ dùng điện.


3. Nguyên tắc thiết kế mạng điện trong nhà

Hãy so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà? (ảnh 2)

- Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Vì vậy, mạng điện trong nhà trước hết cần đảm bảo cung cấp đủ điện cho đồ dùng điện trong nhà đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng là mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho mọi thành viên có thể sử dụng một cách thuận tiện, bền và đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng chúng ta không thể tránh khỏi những sự cố rủi ro hay hỏng hóc nên mạng điện dân dụng cũng nên được thiết kế sao cho dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này.

- Để thiết kế được mạng điện trong nhà có thể hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho gia đình, chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc sau:

+ Dây đến các đèn dùng dây Cu\PVC 1×1,0 mm2 trong khi dây cấp đến bình nóng lạnh, điều hòa dùng dây Cu\PVC 1×2,5 mm2

+ Đường dây điện trong nhà cần được thiết kế dọc theo tuyến cáp ngầm đóng các cọc cho hệ tiếp đất an toàn và nổi lên. Các thiết bị và ổ cắm được nối với tủ điện tổng, điện trở tiếp đất cần nhỏ hơn 4 cm trong trường hợp không nối thêm cọc.

+ Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.

+ Phần tủ điện trong nhà cần có khoảng cách với phần sàn là 1.4 m, công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2 m và ổ cắm cần đặt cách sàn 0.4 m.

+ Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hoà sẽ được đặt cách 0.4 m so với độ cao của mái trần, cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2 m.

icon-date
Xuất bản : 17/01/2022 - Cập nhật : 17/01/2022