logo

Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

Câu hỏi: Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

Lời giải:

Điện trong nhà không phải lúc nào cũng an toàn. Có khi nó bị hư hỏng, bị hở mạch mà chúng ta không biết, nó sẽ dẫn đến các tai nạn như giật điện, điện bị cháy, …. Vì vậy để an toàn cho mình và gia đình thì mọi người nên kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong gia đình. Việc đó sẽ giúp mạng điện trong gia đình bạn an toàn, đảm bảo cho cuộc sống mọi người cũng an toàn hơn

Cùng Top lời giải tìm hiểu về an toàn khi sử dụng điện trong nhà nhé!


1. Khái niệm mạng điện trong nhà

Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

Mạng điện trong nhà (hay còn gọi là mạng điện dân dụng) là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình. Mạng điện trong nhà là hệ thống có dây pha và dây trung hòa đi qua công tơ điện tử vào nhà.


2. Đặc điểm của mạng điện trong nhà

a) Điện áp của mạng điện trong nhà

Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phân phối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình.

b) Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà

- Đồ dùng điện rất đa dạng: bóng đèn, nồi cơm, bàn là, quạt điện ...

- Mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau hay có một công suất khác nhau.

c) Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện

- Đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

- Các thiết bị điện (công tắc, cầu dao, ổ cắm điện ...) và các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.

- Riêng các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc điện, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện.


3. Yêu cầu mạng điện trong nhà

- Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện.

- Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.

- Dễ kiểm tra và sửa chữa.

- Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.


4. Cấu tạo của mạng điện trong nhà

Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà? (ảnh 2)

Cấu tạo một mạng điện trong nhà đơn giản gồm:

- Mạch chính (1) từ mạng điện phân phối đi qua công tơ điện vào trong nhà.

- Mạch nhánh (2) từ mạch chính rẽ ra các mạch nhánh mắc song song với nhau để có thể điều khiển độc lập, có chức năng cung cấp điện tới các đồ dùng.

Còn các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện ..


5. Sử dụng điện an toàn trong nhà

- Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ:

- Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

- Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ: 

     + Phải phù hợp với công suất sử dụng.

    + Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.

- Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

- Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống ṛ điện. đặc biệt vùng ngập nước. 

- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ nối dây, dây điện trần… để không bị điện giật chết người. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.

- Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu ch́ì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. 

- Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện). 

- Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.

- Giữ khoảng cách tiếp xúc xa, an toàn để tránh hiện tượng phóng điện cao áp, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng rào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.

- Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước:

-  Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, ... và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu dao điện.

-  Không vừa sử dụng vừa sạc điện thoại, khi sạc xong thì cần rút ra để tránh cháy nổ đồng thời gây nguy hiểm nếu gia đình nào có trẻ nhỏ khi con bạn vô tình nghịch tới.

- Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu ch́ì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo:

“CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”

- Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải dễ dẫn đến chập cháy. Đồng thời không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém.

- Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …):  

- Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

- Trong những trường hợp này, cần phải nhanh chóng tách cáp an-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, rút phích cắm các thiết bị như: tivi, máy tính,… ngắt điện. Nếu bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường,… hãy cắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn. 

- Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

icon-date
Xuất bản : 11/01/2022 - Cập nhật : 13/01/2022