logo

Phân tích bài Thu hứng Văn 10 ngắn gọn kèm dàn ý

Đỗ Phủ là một nhà thơ tiêu biểu thời nhà Đường. Những tác phẩm của ông đóng góp vào nền văn học Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Trong đó, Thu hứng được coi là một bài họa mùa thu nổi tiếng nhất, cũng để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu về chủ đề Phân tích bài Thu hứng Văn 10 ngắn gọn do Toploigiai biên soạn, mời các bạn cùng tham khảo nhé.


1. Lập dàn ý Phân tích bài Thu hứng

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

- Phân tích cảnh thu qua 4 câu thơ đầu:

+ Hình ảnh ngọc lộ, phong thụ lâm - đặc điểm của Trung Quốc

+ Cảm xúc của tác giả qua câu “khí tiêu sâm”

+ Khung cảnh rộng lớn được phân tích theo các tầng thể hiện bức tranh cao rộng.

- Phân tích tình thu qua 4 câu thơ sau: 

+ Qua hình ảnh, từ ngữ, sự đồng nhất giữa các sự vật.

+ Hình ảnh của con người xuất hiện làm tăng thêm nỗi nhớ của tác giả.

c. Kết bài: Khái quát lại nội dung và nêu cảm nghĩ về tác phẩm.

>>> Tham khảo: Dàn ý phân tích Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) lớp 10

Phân tích bài Thu hứng Văn 10 ngắn gọn

2. Bài văn mẫu Phân tích bài Thu hứng

Đỗ Phủ là một nhà thơ tiêu biểu thời nhà Đường. Ông và Lý Bạch còn được coi là hai nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử văn học Trung Hoa. Những tác phẩm của ông đóng góp vào nền văn học Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Trong đó, Thu hứng được coi là một bài họa mùa thu nổi tiếng nhất, cũng để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Thu Hứng của Đỗ Phủ là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ kín đáo, hàm súc và hết sức thâm thúy. Bài thơ vô cùng đặc biệt khi có đủ cả cảnh và tình, động và tĩnh xen kẽ khó có thể tách rời. Đặc sắc của thơ Đường được thể hiện rất rõ ràng, đó là cái nhìn thế giới dưới đôi mắt của kẻ có tình. Và trong bài thơ, đặc điểm này được tác giả thể hiện rất rõ. Hoàn cảnh sáng tác cũng cần được kể đến trong trường hợp này, đo là khi Trung Quốc vừa dẹp loạn, đất nước loạn lạc chưa yên. Tức cảnh sinh tình, nỗi u buồn và ảm đạm thời cuộc được Đỗ Phủ thông qua Thu hứng để nói hết nỗi lòng. Nội dung chính của bài thơ chủ yếu là nỗi lòng thương nhớ quê hương, xót xa cho hoàn cảnh đất nước của một đứa con xa nhà.

Ngay trong những câu thơ đầu tiên, Đỗ Phủ đã cho người đọ thấy cảnh mùa thu ở Quý Châu:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, vu giáp khí tiêu sâm

(Lác đác rừng phong hạt móc sa

Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa)

Cảnh tượng mùa thu dưới ngòi bút ấy đẹp nhưng lại chẳng vui. Có lẽ chính mùa thu đã mang theo sự u buồn, vậy nên cảnh có đẹp, nhưng sự cô quạnh lại chẳng thể che lấp. Chúng ta có thể thấy được vị trí đứng của Đỗ Phủ là một nơi ở trên cao, có thể phòng tầm mắt ra xa để ngắm toàn cảnh. Để thấy được những thứ xơ xác, cả hạt Móc sa ở độ cao như vậy thì chắc hẳn người nhìn phải vô cùng tinh tế và tỉ mẩn. Chúng ta thường thấy, rừng phong khi thu về thường mang màu đỏ rực, nhưng lại  một cảnh tượng đặc trưng để tả cảnh li biệt. Hình ảnh thu lòa ở đây có thể là do màn sương thu. Trong màn sương mờ ảo khắp núi rừng, cảnh Vu sơn mờ ảo nhưng lại làm tôn lên sự đìu hiu, cô quạnh. Khung cảnh ấy có thể để người đọc liên tưởng được núi non hiểm trở, sương giăng lối giữa núi rừng bao la. Cảnh vật có cả cái hồn và cái thần, thể hiện được tâm trạng của con người khi quan sát. Ta không thấy được màu sắc của cây phong, vậy nên toàn cảnh bài thơ như một bức tranh thủy mặc trầm buồn, không có sắc màu. Cũng vì vậy, tâm tình u ám của, buồn bã của tác giả càng được làm rõ.

“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng 

Tái thượng phong vân tiếp địa âm” 

(Lưng trời sóng rợn lòng sông thám 

Mặt đất mây đùn cửa ải xa)

Trái ngược với khung cảnh tĩnh lặng như một bức tranh thủy mặc bên trên, 2 câu thơ dưới lại là khung cảnh dữ dội và hoành tráng hơn. Vẫn là một góc quan sát từ xa, khung cảnh được tác giả bao quát lại trong hai dòng thơ. Người ta nói cảnh cũng như người, hai câu thơ trên là mặt ngoài có vẻ bình tĩnh của tác giả, hai câu thơ dưới là chính là tâm sự của nhân vật trữ tình. Đó là một hồn thơ đứng tước cảnh nước nhà kiệt quệ sau chiến tranh, người dân ly tán đầy day dứt, đau thương.

Để làm rõ hơn về tâm tình của nhân vật, 4 câu thơ sau của bài có nói rõ. Hình ảnh khóm cúc và con thuyền gắn thêm dòng lệ, được nhân hóa như hình ảnh đại diện cho một con người rơi nước mắt. Con thuyền kia trôi nổi phương xa, nhưng thứ buộc chặt nó lại chính là mối tình nước nhà. Hình ảnh so sánh ấy của tác giả vừa đẹp, đẹp đến đau lòng. Con thuyền đó là hình ảnh cô độc, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh thuyền trôi trên sông không một bóng người. Không chỉ vậy, thuyền còn là phương tiện di chuyển duy nhất trên con đường về nhà. Đọc đến đây, có thể thấy được sự bức bối, tù túng của Đỗ Phủ. Hai câu thơ cuối, tiếng dồn dập của chày đã khiến cho cảnh vật trở nên vui tươi hơn. Tuy nhiên, nó cũng là một phần khiến cho nỗi nhớ quê hương của tác giả càng thêm tha thiết.

Kết cấu của bài thơ kết hợp chặt chẽ giữa tả cảnh và họa tình. Sự kết hợp giữa các giác quan cũng được sử dụng nhiều, từ thị giác, khứu giác,... Cảnh vật được tả linh hoạt từ xa tới gần, không gian và thời gian luân chuyển vô cùng khéo léo. Tác giả đã lồng ghép sự xót xa trong tâm tình vào cảnh vật, cũng khiến cho lòng người bộc lộ được những cảm xúc tận cùng, khơi gợi được cảm xúc của người đọc.

Thu hứng là một tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của Đỗ Phủ, lồng ghép khéo léo tình và cảnh. Thông qua đó, ta cũng dễ dàng thấy được hoàn cảnh xa quê bất lực, cô đơn và nỗi xót thương cho những số phận giống mình.

-----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài Thu hứng Văn 10 ngắn gọn. Hy vọng qua bài đọc các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong những kì thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 25/10/2022 - Cập nhật : 01/07/2023