logo

Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ

Bài thơ Vịt và Ngỗng giới thiệu về một buổi học đầy thú vị và vui nhộn của hai bạn Ngỗng và Vịt, bài thơ này có ý chê bai anh chàng Ngỗng lười học nhưng hay khoe khoang khoác lác. Bài văn Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về này thơ này, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ

Mở bài:

Giới thiệu tác giả Phạm Hổ và nội dung bài thơ Vịt và Ngỗng

Thân bài:

- Vịt và Ngỗng là bài thơ nói về một tiết học thú vị giữa Vịt và Ngỗng

- Ngỗng thì lười biếng không chịu học hành nhưng lại hay khoe khoang mình biết chữ với Vịt

- Thấy vậy Vịt liền đưa sách ngược cho Ngỗng nhưng Ngỗng lại cứ tưởng xuôi mà đọc nhẩm. Vịt ta phì cười và khuyên Ngỗng phải học tập thật chăm chỉ

- Bài thơ này khuyên chúng ta phải học tập thật chăm chỉ, không nên lười biếng như chú Ngỗng kia lúc nào cũng lười học

- Bài thơ sử dụng những từ ngữ vui nhộn giúp bài thơ trở lên hài hước và thu hút được nhiều người đọc hơn. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để những con vật trở nên sinh động như những người bạn nhí nhảnh, gần gũi với chúng ta hơn

Kết bài:

Khái quát lại vấn đề

Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ

Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ

      Phạm Hổ là một trong những tác giả nổi tiếng với việc sáng tác những tác phẩm thơ và truyện dành cho các em thiếu nhi và người lớn. Ngoài việc sáng tác các tác phẩm văn học thì ông còn sáng tác âm nhạc và hội họa. Ông cũng được nhận rất nhiều những giải thưởng đắt giá về văn học. Các tác phẩm của ông cũng vô cùng nổi tiếng với chúng ta, tiêu biểu trong các tác phẩm thơ cho thiếu nhi phải kể đến bài thơ Vịt và Ngỗng. Đây là một bài thơ nói về sự lười nhác của chú Ngỗng mà khuyên chúng ta phải chăm chỉ học tập để mình có một tương lai tốt hơn.

      Bài thơ giới thiệu về một buổi học vô cùng thú vị giữa Ngỗng và Vịt. 

Ngỗng không chịu học

Khoe biết chữ rồi

Vịt đưa sách ngược

Ngỗng cứ tưởng xuôi

      Chú Ngỗng thì có tính khoe khoang nên luôn khoe với Vịt rằng mình đã biết chữ rồi. Nhưng vì bản tính lười biếng nên chú cũng không biết chữ. Khi thấy Ngỗng khoe như vậy thì Vịt liền đưa cho Ngỗng một cuốn sách ngược và bảo Ngỗng đọc cho mình nghe. Ngỗng thì cứ tưởng sách xuôi nên cũng cầm lên và đọc nhẩm.

Cứ giả đọc nhẩm

Làm vịt phì cười

Vịt khuyên một hồi:

Ngỗng ơi! Học! Học!

      Thấy Ngỗng cứ cầm sách ngược mà đọc nhẩm thì Vịt chỉ biết phì cười. Sau đó Vịt liền khuyên Ngỗng phải chăm chỉ học tập để đọc được chữ. 

      Qua bài thơ này đã giúp chúng ta nhận ra một bài học vô cùng đắt giá. Chúng ta không nên tự cao tự đại, luôn cho mình là giỏi. Có thể chúng ta biết nhiều thứ nhưng cũng có người còn hiểu biết nhiều hơn chúng ta nữa. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải học tập thật chăm chỉ, không nên lười biếng như chú Ngỗng kia. Học tập chăm chỉ sẽ giúp chúng ta tích lũy được những kiến thức vô cùng bổ ích trong cuộc sống và giúp chúng ta phát triển một cách hoàn thiện nhất cũng như trở thành con ngoan trò giỏi của bố mẹ mình.

Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ

      Bên cạnh những lời thơ thú vị và hài hước, tác giả Phạm Hổ còn sử dụng biện pháp nhân hóa để nhân hóa những con vật xung quanh chúng ta trở nên sinh động, nhí nhảnh và gần gũi với chúng ta hơn nữa. Từ đó cũng giúp cho bài thơ thu hút được nhiều độc giả. Không những vậy tác giả Phạm Hổ còn mang đến cho chúng ta bài học vô cùng đắt giá.

      Sau khi đọc xong bài thơ này chúng ta cần phải chăm chỉ hơn nữa. Đừng như chú Ngỗng lúc nào cũng lười biếng để rồi bị chê cười. Việc học là việc vô cùng quan trọng đối với chúng ta bởi vì học tập tốt sẽ giúp cho tương lai của chúng ta rộng mở hơn để sau này chúng ta có thể đưa đất nước ngày càng vươn xa hơn, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

----------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vịt và Ngỗng của tác giả Phạm Hổ. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 11/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023