logo

Phân tích bài thơ Tự tình 2 chi tiết, ngắn gọn

TopLoigiai gửi đến bạn Top 3 bài phân tích bài thơ Tự tình 2 hay nhất, hi vọng các bài phân tích mẫu này sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình viết văn của mình


Phân tích bài thơ Tự tình 2 - Bài mẫu 1

       Tuốc-ghê-nhép từng nói rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kí tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình”. Điều đấy, phần nào khẳng định nếu một nhà thơ không có một phong cách nghệ thuật riêng, anh sẽ mãi chỉ là ngọn đèn mờ nhạt. Thật may mắn thay, ngay giữa chiếc ao bèo phong kiến, nơi mà cái tôi bị kiềm tỏa thì vẫn có một Xuân  Hương đầy cá tính, táo bạo, nổi loạn. Tự tình 2 là tiếng hát cho cái tôi ấy, tiếng hát của tiếng lòng đầy đau đớn cô đơn mà cũng đầy khát khao.

Phân tích bài thơ Tự tình 2 | Top 3 bài phân tích hay nhất

       Không gian tự nó không bao giờ là một không gian vô hồn, khi vào trong thơ, lại càng mang trong nó những gợn sóng của xúc cảm và khắc khoải ngôn nguôi, mở đầu Tự tình 2 là một không gian vò võ, ám ảnh như thế: 

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

       Đêm đã khuya, không gian đêm trường lặng mịch và cô độc như nhà tù giam lỏng tiếng vọng đau đớn của người phụ nữ trước canh thâu. Tiếng trống như đánh tung vào lòng người những khoảng lặng bất tận, những con sóng đơn độc cô đơn đang làm quặn lên trong lòng những kẻ bầu bạn với đêm thâu nỗi trống trải khôn cùng. Chính vì thể, không gian và thời gian mở đầu tự tình tự nó đã mở ra rất nhiều những khoảng trống vô ngôn mà rất đỗi dư tình trong tâm hồn người đọc. “hồng nhan” trơ với “nước non”. Rõ ràng, câu văn đầy sự ngầm ngủi của kẻ chiếc bóng đơn côi dẫu canh trường đã điểm, nhưng từ “trơ” lại như lật ngược lại cho thấy tâm thế đầy thách thức, chất vấn, đối kháng, ngang hàng của Xuân Hương. Trước Xuân Hương, người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữa luôn rẻ rúng hóa hình ảnh nữ giới, họ thường bị so sánh với những vật thấp bé như “chổi cùn, trái bần trôi, hạt mưa sa...”. Nhưng đến Xuân Hương đặt trong vế đối với nước non đã làm mất đi hẳn vẻ nữ nhi thường tình yếu đuối đấy. Đó chính là nét nổi loạn, độc đáo, sắc cạnh, cá tính của Xuân Hương. Nhưng dẫu mạnh mẽ và quyết liệt đến mấy, cũng không giấu nổi tiếng lòng đau nghẹn trong tâm khảm rằng “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Câu thơ phải chăng cho thấy cái tủi hờn của Xuân Hương, khi dẫn tuổi xuân đã phai, nhưng vẫn chưa một lần được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vẫn vò võ đêm thâu. Đồng thời nói lên phần nào cái hiện thực cay đắng của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: trai năm thê bảy thiếp, còn người gái chính chuyên chỉ được lấy một chồng. Sự bất công và mặt trái của chế độ đa thê đã cướp đi hạnh phúc của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ: 

“Mảnh tình san sẻ tí con con”

       Câu thơ ấy, phần nào đã lên án thực trạng xã hội lúc bấy giờ, điều mà Xuân Hương không chỉ lên tiếng một lần vì người phụ nữ bất hạnh, mà đã được thể hiện rất nhiều trước đó:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

       Thế nên, bằng cá tính quyết liệt, bằng sự nổi loạn của mình, Xuân Hương một lần nữa quẫy đạp khỏi ao bèo phong kiến tù tùng, thối nát ấy:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

       Các động từ mạnh như đang quẫy đạp trên trang giấy, như hằn lên nét sắc nhọn cũng như cá tính của Xuân Hương, không chịu khuất phục, không chịu lùi bước, không chịu để máy quay nghiệt ngã của xã hội thối nát chà đạp, đè nén lên mình. Câu thơ nói lên một Xuân Hương trong thơ có quỷ là vì vậy, câu thơ là tiếng lòng Xuân Hương, cũng là sự lên tiếng cho thân phân và khẳng định giá trị cao đẹp của biết bao người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, vì thế mà gằn, và sắc như lưỡi kiếm sắc nhọn muốn rạch nát bộ mặt giả dối tàn ác của xã hội lúc bấy giờ.

Tự tình 2 là Xuân Hương gửi tiếng lòng vào trong đó để mong được đồng vọng, bài thơ vừa thể hiện nỗi cô đơn và niềm đau của nhà thơ, đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc mãnh liệt của người phụ nữ “hồng nhan đa truân”.


Phân tích bài thơ Tự tình 2 - Bài mẫu 2

 

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Phân tích bài thơ Tự tình 2 | Top 3 bài phân tích hay nhất

      Từ xa xưa, thân phận người phụ nữ được ví với “trái bần trôi”, với “dải lụa đào” đã gợi lên trong lòng người đọc biết bao xót xa, thương cảm. Đó là những tiếng lòng cất lên từ một tâm hồn chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng cũng chưa bao giờ nguôi khát vọng. Và trong dòng cảm hứng chung ấy, Hồ Xuân Hương đã góp thêm một tiếng nói cá tính, táo báo khi trải lòng về thân phận người phụ nữ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

       Đêm khuya thanh vắng dường như là thời điểm con người trở nên yếu đuối nhất, những tâm sự sâu kín tận cõi lòng lại như lớp sóng trào lên từng đợt:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

       Từng hồi trống canh điểm nhịp đêm khuya hay đang điểm từng giây phút cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ? Bằng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng trống không làm cho màn đêm bớt hiu quạnh đi mà dường như lại càng trở nên bao la, thăm thẳm, ôm trọn lấy con người. Tiếng trống đêm khuya vốn đều đặn, nhịp nhàng nhưng khi được chiếu qua lớp kính là cõi lòng với trăm mối ngổn ngang của người phụ nữ, nó lại như thúc giục, dồn dập, vội vã. Đêm khuya thường là thời điểm ngọt ngào, hạnh phúc của lứa đôi mặn nồng, thế nhưng ở đây, ta chỉ thấy hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với sự bẽ bàng và chua xót: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Đặt bên cạnh “cái hồng nhan” và “nước non”, cả câu thơ đã diễn tả những mặt tưởng đối lập nhưng lại hết sức thống nhất trong tâm hồn người phụ nữ. Một mặt, nó là thân phận cô đơn, bẽ bàng giữa cái rộng lớn của vũ trụ, mặt khác, nó lại là minh chứng cho sự táo bạo, kiên quyết của Hồ Xuân Hương: dù cô độc nhưng vẫn bản lĩnh, hiên ngang khi sánh mình với vũ trụ.

       Đối với người con gái, còn nỗi niềm nào chua xót, day dứt hơn tình duyên không trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,”

       Mỗi khi lòng chất chứa nhiều tâm sự, người ta lại bầu bạn cùng chén rượu để tìm quên trong men say. Thế nhưng ở đây, hương rượu đã nhạt hay bởi nỗi cô đơn quá lớn nên chẳng thể kéo con người vào trong cõi vô thức? Và vào giây phút chợt tỉnh giữa cơn say ấy, hiện thực ùa về lại càng trở nên bẽ bàng. Vầng trăng vốn là biểu tượng tình yêu lứa đôi và cũng là ước hẹn thủy chung. Vầng trăng đã xế bóng, tuổi xuân dần qua đi, thế nhưng người phụ nữ vẫn chưa được nếm trải vị ngọt của hạnh phúc, tình yêu, còn gì đau khổ và bất hạnh hơn thế?

       Những bi kịch chưa bao giờ có thể khuất phục người phụ nữ mà lại càng khiến cho họ trở nên mạnh mẽ hơn để đối diện với cuộc đời:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

       Những vật bé mọn như rêu, đá nay lại có sức mạnh lớn lao để “xiên ngang mặt đất” và “đâm toạc chân mây”. “Xiên” và “đâm” đều là những động từ mạnh, lại được đặt lên đầu câu khiến cho sức công phá của rêu và đá càng thêm mãnh liệt, có khả năng xâm chiếm mọi không gian, chiều kích. Ẩn sau sức sống bền bỉ, không chịu khuất phục của những vật vô tri vô giác ấy, ta nhận ra những suy nghĩ táo bạo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cuộc đời bà lắm trái ngang, ông trời lại trêu ngươi nhưng nó cũng chính là tác nhân khiến cho cá tính của bà trở nên sắc nhọn, mạnh mẽ đứng lên chống lại những giáo điều của xã hội phong kiến, thậm chí dám thách thức cả trời đất để đòi quyền được yêu thương, hạnh phúc.

       Ý chí phản kháng từng làm dậy sóng hai câu thơ phía trên nay bỗng chùng xuống trong nỗi niềm hoang mang, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

       Với nữ sĩ, mùa xuân giờ đây chỉ còn là một vòng tuần hoàn nhàm chán, lấy đi tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu và chỉ để lại cho con người niềm xót xa, nuối tiếc. Đời người thì ngắn ngủi, duyên phận thì hẩm hiu, nay đến cả một “mảnh tình” con con cũng chẳng thể hạnh phúc, trọn vẹn. Có lẽ bi kịch “cho thật nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu” ấy đã trở thành nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, để rồi giờ đây, khi được cất lên qua tiếng nói Hồ Xuân Hương, nó đã khơi dậy ở người đọc biết bao niềm đồng cảm và xót xa.

      Sau những ai oán và cả xót xa cho phận nữ nhi, người ta lại càng thêm yêu, thêm trân trọng một Hồ Xuân Hương cá tính, mạnh mẽ. Bà không ngại bộc lộ những góc khuất trong tâm hồn, dám phơi trải những vết thương lòng nhưng sau tất cả, một thứ chưa bao giờ mất đi là niềm tin ở cuộc đời, ở sự sống.


Phân tích bài thơ Tự tình 2 - Bài mẫu 3

Phân tích bài thơ Tự tình 2 | Top 3 bài phân tích hay nhất

Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu tôn vinh là "Bà chúa thơ Nôm". Bà tài hoa thông minh nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, đường tình duyên lận đận, hai lần lấy chồng đều toại nguyện.Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ giàu giá trị mang cả chữ Hán và chữ Nôm. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ. Tác  phẩm "Tự tình II" tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả, nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài thơ. Tác phẩm như một tiếng nói bênh vực, đông vui sống cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, phê phán xã hội phong kiến vô nhân đạo và  ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi ,khát vọng sống mãnh liệt.Điều đó được thể hiện qua khổ thơ sau:

"Đêm khuya vắng vắng trống canh dồn

 Trơ cái hồng nhan với nước non

 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

 Mảnh tình san sẻ tí con con!

       Đêm tối đến là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình. Nếu người đọc đã từng đồng cảm xót xa phải người phụ nữ có chồng đi chinh chiến người trinh phụ buồn tủi cô đơn phải tâm sự với ngọn đèn móc ké Đêm tối đến là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình. Nếu người đọc đã từng đồng cảm xót xa, người phụ nữ có chồng đi chinh chiến người chinh phụ buồn tuổi cô đơn phải tâm sự với ngọn đèn"Đèn có biết dường bằng chẳng biết". Hai nàng Kiều tủi nhục ê chề khi phải tiếp khách làng chơi "Giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Tự Tình II" cùng mang một nỗi niềm cô đơn buồn tủi :

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"

       Mở đầu bài thơ là một khoảng không gian tĩnh lặng vào thời gian "đêm khuya" con người thường về đối diện với lòng cô đơn bé nhỏ. Âm thanh "trống canh dồn" "văng vẳng" giữa đêm khuya tĩnh mịch, thanh vắng gợi cảm nhận được thời gian trôi chậm chậm.Nhân vật trữ tình như cảm nhận được bước đi của thời gian. Thời gian trôi qua theo từng hồi trống gấp gáp liên hồi khiến cho lòng người nặng trĩu. Câu thơ thứ hai tác giả sử dụng đảo ngữ "trơ" đặt ở đầu câu để nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô độc. "Hồng nhan" là từ dùng để chỉ một người con gái đẹp. Nhưng tác giả lại sử dụng "cái hồng nhan" như một sự mỉa mai, khinh thường, nhan sắc gắn liền với những đồ vật vô tri vô giác bởi "cái hồng nhan" nhỏ bé còn "nước non" thì quá rộng lớn, mênh mông thể hiện nỗi xót xa cay đắng và như một lời thách thức, thái độ ngang bướng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương với xã hội phong kiến.

       Trước không gian mênh mông,rộng lớn, người phụ nữ nhận ra thân phận lẻ loi, cô đơn của mình. Âm thanh của "trống canh dồn" lại càng thêm một nỗi buồn khó tả. Chính vì vậy, nhân vật trữ tình mượn rượu để giãi bày tâm sự:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

        Trong cái không gian hiu quạnh, cô độc của màn đêm "văng vẳng" vài tiếng trống người phụ nữ tìm đến chén rượu mong muốn giãi bày những nỗi sầu của cuộc đời. Cụm từ "say lại tỉnh" như một vòng luẩn quẩn càng uống lại càng tỉnh làm cho người đọc cảm nhận được mượn rượu giải sầu lại càng sầu, rượu chỉ mang lại cho người trữ tình cái đắng cái chát. Hình ảnh "vầng trăng" xuất hiện nhưng lại "khuyết chưa tròn". Phải chăng tác giả đang ngụ ý cho chính nhan sắc và tình yêu của mình, nhan sắc đã tàn phai theo năm tháng nhưng tình yêu vẫn chưa hạnh phúc trọn vẹn. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần khuất bóng nhưng người phụ nữ vẫn còn suy tư chưa ngủ được. Trăng "khuyết chưa tròn" như cuộc tình dang dở, éo le của người phụ nữ.

      Nếu hai câu thực thể hiện tình duyên éo le, tội nghiệp của nhà thơ thic hai câu luận thể hiện sự phẫn uất, căm phẫn trước duyên phận ngang trái của mình:

"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn"

       Câu thơ tả cảnh sử dụng biện pháp đối lập. Hình ảnh " tuy nhỏ bé mong manh nhưng với sức mạnh mạnh mẽ "xiên ngang mặt đất". Hình ảnh "rêu từng đám" đâm "xiên ngang mặt đất" gợi cho chúng ta những liên tưởng tưởng tượng đến sự phản kháng mạnh mẽ của nó với những thứ lớn lao, to lớn hơn nó. Đá nhọn,cứng rắn nhưng lại có thể "đâm toạc chân mây" trước mắt. Sự hoà hợp, đồng điệu của con người và thiên nhiên, luôn đối đầu với những khó khăn thử thách nhưng chưa bao giờ thành công. Nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để bộc lộ thái độ phản ứng khá mạnh trước tình duyên dang dở bằng giọng thơ phản kháng, phẫn uất. Ta thấy rõ được tác dụng của nghệ thuật đối lập và đảo ngữ ở hai câu thơ. "Rêu" yếu ớt, "đá" cứng rắn để nhấn mạnh tâm trạng phẫn uất, bộc lộ sự ngang bướng, không khuất phục, giành quyền sống và mưu cầu hạnh phúc chính đáng cho bản thân.

      Tưởng chừng cuộc đời  như mở ra cánh cửa hi vọng  tình yêu cho Hồ Xuân Hương và toàn thể người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhưng hai câu thơ kết tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một thực tại khắc nghiệt, vừa chua xót, vừa cay đắng:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con"

       Hai câu thơ kết nhân vật trữ tình đã bộc lộ nỗi cay đắng của đời người "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại", người phụ nữ đã phát "ngán", ngán ngẩm trước số phận cuộc đời. Quy luật của thời gian đó là chỉ trôi theo một chiều và không trở lại. Xuân đến rồi xuân lại đi, nhưng con người lại khác, người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng không bao giờ quay trở lại. Bằng nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần "mảnh tình san sẻ tí con con". Người phụ nữ với mảnh tình nhỏ bé, ít ỏi lại còn phải đi "san sẻ". Không được hưởng tình yêu cao đẹp nhưng đến khi có được tình yêu thì lại phải san sẻ cho người khác. Cách miêu tả cho thấy nữ sĩ chán chường, cay đắng trước xã hội phomg kiến. Qua đó ngầm ẩn ý về số phận chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ phong kiến không được tôn trọng và không có tiếng nói. Sự phẫn uất, căm phẫn về số phận "năm thê bảy thiếp" được Hồ Xuân Hương một lần nữa tái hiện qua  "Lấy chồng chung"

"Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không"

       Bài thơ "Tự tình 2" sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,ngôn ngữ đặc sắc độc đáo,  cách dùng từ tinh tế "trơ cái hồng nhan", "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn", "xiên ngang", "đâm toạc". Qua đó thể hiện tâm trạng đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu của mình. "Tự tình II" như một lời bộc bạch về số phận, tình yêu suy tư trăn trở của nhân vật trữ tình trong cuộc đời. Từ đó người đọc đồng cảm, cảm thông trước khát vọng sống, khát khao về một hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 

Trên đây là các mẫu phân tích bài thơ Tự tình 2 hay nhất của TopLoigiai. Nếu các bạn có điều gì góp ý thêm vào nội dung cho 3 mẫu phân tích này thì hãy comment xuống bên dưới nhé. Hãy cũng chúng tôi xem thêm các bài liên quan đến tác phẩm Tự Tình 2 sau đây:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/07/2021