Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Được sống trong một gia đình hạnh phúc là mong ước của biết bao nhiêu người. Dù đi đâu xa thì nhà vẫn là nơi để chúng ta quay về. Thấy được vai trò quan trọng đó, tác giả Trương Hữu Lợi đã viết nên những vần thơ trong bài thơ Mái ấm ngôi nhà.
Phân tích bài thơ Mái ấm ngôi nhà của Trương Hữu Lợi
Trong bài thơ “Mái ấm ngôi nhà”, tác giả Trương Hữu Lợi đã viết nên những vần thơ đầy ý nghĩa để nói về mái ấm gia đình của mỗi người, nói về tình cảm đầy thiêng liêng mà mỗi con người cần trân quý. Trong khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã khẳng định rằng dù có đi đâu thì mỗi người chúng ta cũng không thể quên đi cội nguồn của bản thân mình.
“Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm/ Con đừng quên lối về nhà/ Nơi thung lũng sâu khơi nguồn ngọn gió..”. Câu hỏi tu từ “Con đừng quên lối về nhà?” như một lời nhắc nhở đối với mỗi người rằng cuộc sống ngoài kia có nhiều cám dỗ như thế nào nhưng hãy luôn nhớ về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của chính mình. Đến khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng câu hỏi tu từ để nhấn mạnh về điều đó. “Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời chói đỏ/ Con đừng quên lối về nhà/ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa”. Hình ảnh ẩn dụ “cánh chim”, “mặt trời cháy đỏ” là biểu tượng của sự tự do, khát vọng được đi xa, đi theo lý tưởng của mình. Nhưng dù vậy thì con người cũng không thể nào quên đi hình ảnh ngọn lửa nơi căn bếp gia đình thân thuộc - đó là tình yêu thương, sự sẻ chia mà mỗi thành viên dành cho nhau dù ở bất cứ đâu, dù cho dang theo đuổi con đường nào. Sự nhấn mạnh một lần nữa được tiếp tục thể hiện trong khổ thơ cuối cùng khi tác giả sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng, phong phú: “Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biển/ Con đừng quên lối về nhà/ Suối trong con tắm mình thuở bé..”. Hình ảnh quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ giờ đây nó như một lời nhắc nhở rằng dù sau này có lớn lên và trưởng thành, được đi đến những vùng đất mới thì chúng ta cũng không được quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy. Đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ thể hiện khéo léo từ việc vận dụng Thể thơ tự do tạo ra sự linh hoạt và tự nhiên trong diễn đạt. Nhà thơ đã sử dụng hệ thống hình ảnh tạo nên nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh “ngọn gió”, “cánh chim”, và “vạt mây” vừa là tượng trưng cho ước mơ bay bổng, hoài bão vươn ra thế giới rộng lớn vừa chứa đựng sự nhắc nhở về cội nguồn. Điệp ngữ “con đừng quên lối về nhà” được lặp đi lặp lại như một lời khuyên, một nỗi lòng của người cha dành cho con, thể hiện sự lo lắng và mong cho con không đánh mất bản sắc, gốc rễ văn hóa của mình trong hành trình khám phá thế giới. Nơi “thung sâu”, “sớm chiều” và “suối trong” không đơn thuần là những hình ảnh quen thuộc trong tâm trí người con mà còn là biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình dành cho nhau.
Qua bài thơ Mái ấm ngôi nhà tác giả khắc họa một bức tranh đầy xúc động về mái ấm gia đình, nơi con người luôn tìm thấy niềm an ủi và trở về sau những tháng ngày phiêu bạt. Đồng thời, đoạn thơ là lời tác giả gửi đến người đọc về thông điệp quý giá, ý nghĩa của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hóa, tình cảm gia đình trong mỗi con người.