logo

Phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ đại tài, một danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận đối với người dân Việt Nam. Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, gồm rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Hình ảnh người lãnh tụ giản dị và vĩ đại sẽ được thể hiện rõ nét qua bài phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh. Mời các em cùng theo dõi!


Dàn ý phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Dạ Lãnh.

Thân bài:

Hoàn cảnh mà Bác làm bài thơ

Khái quát về không gian bài thơ và cảnh vật trong đêm

Hình ảnh người lãnh tụ được thể hiện qua bài thơ đầy giản dị và trằn trọc

Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật trong bài thơ và liên hệ với Bác.

Dàn ý phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, hơn hết Bác còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại được cả thế giới công nhận. Bác đã để lại rất nhiều các tác phẩm hay và thực tế, miêu tả toàn bộ khung cảnh thiên nhiên và kháng chiến trong những năm cũ. Tác phẩm Dạ Lãnh được Bác sáng tác, là một bức tranh chân thật nhất về vị lãnh tụ mà cả dân tộc ta cùng kính trọng.

Bài thơ Dạ Lãnh nằm trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, được Bác sáng tác trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù ở Trung Quốc. Trong những ngày tháng tăm tối ấy, người cha già của dân tộc không những bị đánh gục mà còn xuất hiện thêm càng nhiều cảm hứng thơ ca. Bác biến hoàn cảnh của mình trở nên nhẹ nhàng như đập tan xiềng xích, như được trở về với những năm tháng kháng chiến tuy khó khăn mà vui vẻ. Đặc biệt trong bài thơ, chúng ta có thể thấy được những trăn trở của người lãnh đạo, cũng thấy được sự giản dị chẳng hợp với người đứng đầu một đất nước.

Thời gian của bài thơ là một đêm cuối thu se lạnh và vắng vẻ. Có lẽ cái lạnh của mùa thu không làm người ta lạnh cóng, nhưng lại khiến cho con người trở nên buồn bã trước cảnh vật. Trước cửa nhà là những khóm chuối được ánh trăng soi sáng tỏ, ánh trăng đó cũng thông qua khe hở giữa khung cửa sổ chiếu vào người đang ở trong nhà. Dường như những ý nghĩa được làm sáng tỏ, suy nghĩ cho dân cho nước cũng càng thêm sáng rõ trước người đọc. Đêm lạnh vắng vẻ, làm bạn với tác giả chỉ có ánh trăng và chòm sao Bắc Đẩu đang chiếu sáng ngang trời. Chòm sao đó như một người dẫn đường cho những suy nghĩ của người ngắm chúng, và cuối cùng vào sớm mai sẽ dần mờ ảo và biến mất trên bầu trời, nhưng lại xuất hiện trong lòng người. 

Phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong bài thơ, hình ảnh con người xuất hiện không hề mờ nhạt mà dường như cùng tồn tại với thiên nhiên và cảnh vật. Tuy là một vị lãnh tụ của cả dân tộc, nhưng ta thấy được hoàn cảnh sống của Bác không có gì thể hiện được hai chữ “hơn người”. Dường như Bác chỉ có cái hơn về tầm nhìn và trí tuệ, còn hoàn cảnh sống của người lại giản dị đến bất ngờ. Ngôi nhà đơn sơ và tấm chăn mỏng cuối thu khiến cho cơ thể lạnh, hành động co cẳng co lưng dường như để làm bớt được khí lạnh xâm nhập. Nhưng cũng có thể, thứ khiến người trằn trọc khó ngủ không phải là cái lạnh, mà là niềm lo nghĩ cho đất nước và nhân dân. Người theo dõi cảnh vật qua khung cửa sổ, dường như khung cửa sổ nơi nhà tù trùng khớp với khung cửa năm ấy, khiến cho tác giả thêm nhớ nhung. 

Bài thơ Dạ lãnh là một bức tranh về người lãnh tụ vĩ đại với những ý nghĩ lớn lao về dân về nước trong không gian nhỏ bé và chật hẹp. Dường như ta càng thêm hiểu rõ về Người, về sự giản dị phủ ngoài những lo toan to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

---------------

Trên đây là bài mẫu phân tích bài thơ "Dạ lãnh" của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 29/01/2023 - Cập nhật : 31/07/2023