logo

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè 


Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè để làm rõ nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè để làm rõ nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ

         Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định”Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại bấy giờ”.Qủa đúng, thơ ông mang lộng gió thời đại với những áng văn đã trở thành kiệt tác.Đặc biệt phải kể đến tác phẩm Bảo kính cảnh giới số 43 là tấm” gương báu răn mình” nhưng mang đậm hơi thở cuộc sống, tâm sự tác giả.

        Nguyễn Trãi là nhà thơ “Non nước cùng ta đã có duyên”.Ta cũng bắt gặp hồn thơ đầy giao cảm với thiên nhiên,vạn vật từ những câu thơ đầu tiên:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

         Thật hiếm hoi khi khí trời mát mẻ và trong lành trong thơ Nguyễn Trãi. Ta biết thơ văn ông không mỹ miều, không “đao to búa lớn” mà giữ trọn vẻ mộc mạc, đơn sơ, tả thực lại rất tình. Không gian đầu tiên được mở ra khi đất trời khoác màu áo mùa hè căng tràn sức sống: 

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

          Một khoảng trời xanh đang thay màu áo mới làm nên một tổng thể hài hòa. Đất trời đang vào độ cuối thu, ngày đang tàn nhưng sự sống không dừng lại mà cứ vươn lên đến tận cùng. Hàng loạt các động từ “đùn đùn”, “trương”, “phun” như giọt sống đang bắn lên, như sức trẻ cứ vươn ra, khao khát sống đang trỗi dậy, dấu hiệu của sự sống căng tràn, tròn đầy, phải”trương” lên, phải”phun” ra, hết lớp này đến lớp khác. Ta từng thấy Nguyễn Du “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Cảnh ngày hè vừa thơ vừa tình đã sống dậy trong con mắt của những thi sĩ. Mọi giác quan đều được giao hòa nhưng giữ vẹn nguyên sự tinh tế trong hồn thơ Ức Trai. Nếu Hồng Đức đem đến bức tranh mộc mạc và có phần thô tháp:     

“Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè”

       Nguyễn Trãi không như vậy. Ông biết hòa màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật để tạo hình vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng. Cảm xúc của nhà thơ đã hòa làm một với cảnh trí thiên nhiên để “trong cảnh có tình” nồng nàn và say đắm. Khi thiên nhiên khoác lên màu áo mới cũng là khi nhịp sống lại nhộn nhịp, hối hả:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Rắn rỏi cầm ve lầu tịch dương”

        Thì ra, cuộc sống không bao giờ dừng lại mà cứ xoay vần, con người còn tận hưởng, để yêu và được yêu, để hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ đến, cuộc đời sẽ sung túc, sum vầy khi ta vẫn cố gắng. Ta thấy niềm vui dâng lên từ trái tim của chính tác giả khi thấy “dân giàu đủ” bởi tấm lòng ông tha thiết với con người, với dân, với nước. Nhà thơ dành cho mình quyền” hóng mát thuở ngày trời” khi niềm mơ ước đã được thực hiện: dân ấm no hạnh phúc.

       Tình yêu, niềm tha thiết không thể kìm nén để bộc lộ thành hình, thành chữ. Niềm vui được tràn ngập và lan tỏa khi dân được no đủ. Ông mong mỏi một điều nhỏ bé cho “dân giàu đủ” với tất cả mọi người, mọi nơi “khắp mọi phương”. 

        Dù cung bậc và sắc thái tình cảm như nào thì tấm lòng ông chỉ một:

“Sách một hai phiên làm bầu bạn

Rượu năm ba chén đổi công danh

Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa?

Cầu một: ngồi coi đời thái bình.”

         Nguyễn Trãi quả thuộc về thiên nhiên với tâm hồn luôn mở đón nhận thiên nhiên. Ông đến với thiên nhiên không phải chỉ để vẽ lên bức tranh vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng mà còn là đến với người bạn tâm giao để được trút bầu tâm sự, được nói hết lòng mình. Quả đúng:

 “Nhắc đến tên ông là thấy thơ

Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ”

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021