logo

Phân tích bài Ra-ma buộc tội học sinh giỏi kèm dàn ý

Sử thi là một thể loại truyện xây dựng lên những người anh hùng hoàn hảo. Tác phẩm Ra-ma buộc tội được coi là một trong những bộ sử thi hoành tráng nhất ở Ấn Độ cho tới hiện nay. Để hiểu hơn về tác phẩm Ra-ma buộc tội, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua Dàn ý và phân tích bài Ra-ma buộc tội dưới đây!


Dàn ý phân tích bài Ra-ma buộc tội

Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại sử thi. Khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

- Hoàn cảnh đặc biệt khi Ra-ma và Xi-ta tái hợp: Hai nhân vật được đặt vào hai tình hướng trái ngược nhau, từ đó làm nổi bật lên tính cách của cả hai.

- Diễn biến tâm trạng của Ra-ma: Đau khổ nhưng vẫn dũng cảm bước đi lên giàn thiêu.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tâm lý đặc sắc.

Kết bài: Khái quát lại nội dung và nêu cảm nghĩ.

Phân tích bài Ra-ma buộc tội ngắn gọn, hay nhất

Bài văn mẫu phân tích Ra-ma buộc tội

Sử thi là một thể loại truyện xây dựng lên những người anh hùng hoàn hảo. Họ là người sống trên sự kì vọng của nhân dân, là những con người hoàn hảo trong mơ. Tại Ấn Độ, Ra-ma-ya-na là một thiên sử thi nổi tiếng ra đời vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Tác phẩm này được rất nhiều tác giả bổ sung, chỉnh sửa sau này. Nó được coi là một trong những bộ sử thi hoành tráng nhất ở Ấn Độ cho tới hiện nay.

Trong chương trình chúng ta được tìm hiểu về một đoạn trích trong truyện. Đó chính là Ra-ma buộc tội, tuy chỉ là một trích đoạn nhưng lại thể hiện được hết nhân phẩm và tính cách của những nhân vật tham gia. Bối cảnh của đoạn trích là khi Ra-ma đánh thắng quỷ vương Ra-va-na và cứu được người vợ xinh đẹp của mình. Nhưng Ra-ma lại nghi ngờ vợ của mình không còn giữ được trinh tiết khi ở bên cạnh quỷ vương và muốn bỏ nàng. Đau khổ giải thích nhưng Ra-ma không tin, Xi-ta bước lên giàn thiêu và xin thần Lửa minh giám. Qua tình tiết trên, ta có thể cảm nhận được sự ngay thẳng, mẫu mực của một vị vua và hình ảnh người phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của người Ấn Độ xưa.

Ra-ma được xây dựng mang đầy đủ những đặc điểm của một vị anh hùng thường thấy trong các đoạn sử thi. Ngoài sức mạnh và sự oai hùng khi chiến đấu, sự phán đoán và sáng suốt của chàng còn thể hiện khi gặp lại vợ. Trái ngược với sự mừng rỡ của Ri-ta, Ra-ma nói với nàng về sự nghi ngờ của mình: ta làm vậy là vì danh dự của dòng tộc, của nhân phẩm. Đối với vợ, chàng nghi ngờ một người đã ở lâu trong nhà kẻ khác sẽ không còn trong sạch. Vậy nên, Ra-ma muốn từ bỏ người phụ nữ ấy, mặc dù thực ra trong thâm tâm chàng cũng có đôi chút không nỡ. 

Tuy nhiên, đứng trước mặt chàng không chỉ có Xi-ta mà còn có rất nhiều bạn bè, người thân và dân chúng. Đứng trước những người này, Ra-ma không còn là một người chồng, mà chàng là một vị quân vương dũng mãnh. Vậy nên người đọc cũng không thể trách Ra-ma là một kẻ tàn nhẫn, lạnh lùng. Bởi xá hội xưa của Ấn Độ là vậy, buộc những người tuy ở trên cao nhưng càng phải tuân thủ theo. Điều này thể hiện rõ về sự khắt khe của đạo đức Ấn Độ ngày đó. Không chỉ phụ nữ bị kìm hãm, những người đàn ông cũng bị bó buộc và đánh đổi nhiều thứ. 

Lời nói của chồng khiến Ri-ta như nghẹt thở. Nàng cảm thấy vô cùng đau đớn, bất lực trước những lời tố cáo thực chất sai sự thật. Nhưng lúc này nàng lại không thể làm gì khác. Trước mặt nàng là lời chối bỏ của chồng, là dư luận chèn ép khiến nàng không thở nổi. Nàng nức nở chất vấn chồng, tuy nhiên giọng điệu của nàng vẫn mang theo tôn kính. Phải chịu những lời chỉ trích, đau đớn và tủi hổ nhưng Ri-ta vẫn được miêu tả một cách đẹp lạ lùng. Trong sự tuyệt vọng khi người yêu không hiểu được mình, nàng còn so sánh về nguồn gốc. Bởi nàng cũng là một người cao quý, là con gái của thần Đất Mẹ nhưng lại không được coi trọng. Nàng thất vọng truóc thái độ của ra-ma, sau đó không ngần ngại bước đến giàn hỏa thiêu. Nàng xin thần Lửa phù hộ và minh chứng cho sự trong trắng của mình.

Sau đó, những người có mặt đều xót thương và đau lòng cho nàng. Nhất là những người phụ nữ, họ kêu khóc thảm thương vì thấy một phần nào hình ảnh tương đồng ở trên người nàng. Những loài vật ở đó cũng kêu khóc vang trời, khắp nơi đều là sự tang thương. Tuy nhiên, để chứng thực cho lòng dũng cảm và trinh tiết của nàng, thần Lửa đã cứu nàng ra khỏi giàn thiêu và nàng vẫn còn nguyên vẹn. Ri-ta đã được giải oan, vượt qua bao đau khổ, oan khuất để bước đến hạnh phúc.

Đoạn trích Ra-ma buộc tội tuy chỉ là một đoạn ngắn nhưng lại có đủ cả cao trào, mở đầu và kết cục. Những sự kiện trong truyện đều được đẩy lên cao trào gây nên sự hiếu kì, lôi cuốn người đọc. Hai nhân vật chính được đặt ở hai bên đối lập nhau, tuy nhiên từ đó mới làm nổi bật được những tính cách trong hai thể đối lập. Ra-ma là một vị vua tương lai, có đủ dũng mãnh, sức mạnh và sự sáng suốt. Chàng cũng có thể hy sinh vì danh dự, bổn phận của mình. Ri-ta được miêu tả xinh đẹp, một người phụ nữ hoàn hảo tượng trưng cho rất nhiều phụ nữ bấy giờ. Tuy là phụ nữ, nàng cũng dũng cảm không kém những bậc nam nhi.

Đoạn trích cho ta thấy được những khát vọng, ước mơ về hai hình mẫu lý tưởng của người Ấn Độ lúc bấy giờ. Nhất là hình ảnh người anh hùng Ra-ma khiến người đọc vô cùng thán phục. Đó cũng là lý do khiến sử thi Ra-ma-ya-na lại nổi tiếng và được yêu thích như vậy.

>>> Tham khảo: Tác giả - tác phẩm: Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Cánh diều

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn phân tích bài Ra-ma buộc tội. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 15/08/2023