logo

Phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại

Đề tài chiến tranh và kháng chiến là những đề tài tiêu biểu của nền văn học Việt Nam từ trước đến nay. Chiến tranh tàn khốc khiến bao gia đình xa cách, bao người mẹ mất con, bao người vợ chờ chồng mãi không thấy ngày trở về. Tác phẩm “Hai người đàn bà xóm trại” chính là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về đề tài trên. Sau đây, mời các em cùng tìm hiểu về bài viết “Phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại”.


Dàn ý phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại

1.Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả:

Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) chính là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một nhà văn với lối hành văn độc đáo, chân thật và giàu cảm xúc.

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm:

Tác phẩm “Hai người đàn bà xóm trại” viết về chủ đề gia đình. Hai người đàn bà cùng đợi chồng đi chinh chiến nơi xa trở về. Vì vậy họ dọn về cùng nhau và nương tựa với nhau qua những năm tháng. Chỉ những công việc bình thường, họ từ những cô gái trẻ tràn đầy sức sống trở thành những bà bước vào tuổi xế chiều lúc nào không hay.

2. Thân bài:

- Luận điểm 1: Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm 

Tác phẩm được viết dựa trên những xúc cảm của tác giả. Hai người đàn bà Ân và Mật cùng thầm lặng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để chờ chồng. Hình ảnh hai người phụ nữ xuất hiện trong thiên truyện còn đại diện cho bao nhiêu người phụ nữ trong xã hội ngày xưa khi có chồng ra chiến trường. Tác phẩm là một áng văn xuất sắc, nổi bật của Nguyễn Quang Thiều.

- Luận điểm 2: Ngôi nhà nhỏ trên xóm trại và sự nương tựa của hai người phụ nữ 

+ Ân và Mật sống cùng nhau như chị em ruột để cùng nhau nương tựa, chờ chồng. Ấy vậy mà qua bao năm vẫn vậy, ngôi nhà vẫn quạnh hiu. 

+ Những tình huống độc đáo - người chờ thì không gặp được còn người gặp thì không phải người đang trông mong.

- Luận điểm 3: Chi tiết nồi bánh chưng và khát khao hạnh phúc của người phụ nữ

+ Họ vẫn hằng năm gói ba chục cái bánh chưng để phòng hờ “Nhỡ có ai về”. Ấy vậy mà kì vọng chỉ đổi lại bằng sự tuyệt vọng không nói nên lời.

+ Điều đó tượng trưng cho những khát khao, những hạnh phúc hằng mong của người phụ nữ, khao khát một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Kết bài: Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Thông điệp mà tác giả gửi gắm.

Phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại - ảnh 1

 


Phân tích bài “Hai người đàn bà xóm trại”

Chiến tranh để lại những đau thương mất mát trong lòng người đọc một dư vị không thể nào quên. Viết về đề tài ấy ta nhớ đến tác phẩm “Hai người đàn bà xóm trại”. Hai người đàn bà cùng đợi chồng đi chinh chiến nơi xa trở về. Vì vậy họ dọn về cùng nhau và nương tựa với nhau qua những năm tháng. Chỉ những công việc bình thường, họ từ những cô gái trẻ tràn đầy sức sống trở thành những bà bước vào tuổi xế chiều lúc nào không hay. Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) chính là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một nhà văn với lối hành văn độc đáo, chân thật và giàu cảm xúc. Ông hiện nay đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi. 

Tác phẩm được viết dựa trên những xúc cảm của tác giả, những cảm xúc ưu tư, bay bổng. Hai người đàn bà Ân và Mật cùng thầm lặng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để chờ chồng. Hình ảnh hai người phụ nữ xuất hiện trong thiên truyện còn đại diện cho bao nhiêu người phụ nữ trong xã hội ngày xưa khi có chồng ra chiến trường. Tác phẩm là một áng văn xuất sắc, nổi bật của Nguyễn Quang Thiều. Ân và Mật sống cùng nhau vì chồng của họ đã đi bộ đội vượt sông Đáy về phía núi Miếu Môn. Họ ra đi với lời căn dặn “Đến Tết, kháng chiến thành công chúng tôi về” nhưng sự thật trớ trêu “Mấy năm rồi chẳng có ai về ăn Tết”. 

Những sự gặp gỡ trớ trêu được tác giả xây dựng. Khi Bắc, chồng Ân về nhà thì không gặp được vợ mình mà chỉ gặp được Mật. Anh đợi mà sốt sắng “Bao giờ Ân về?”. Bắc chờ gặp Ân, nhưng khi Ân về đến nơi thì đã đến giờ anh lên đường. Khi hòa bình về với đất nước thì Mật nhận tin chồng mình đã hi sinh, Ân khuyên Mật lấy một người đàn ông mới tuy nhiên thì Mật bảo khi nào thì anh Bắc về với Ân thì Mật mới lấy chồng. Nhưng sau đó thì Ân cũng nhận được giấy báo tử của chồng nơi biên ải xa xôi. Cuộc đời của hai người phụ nữ đã dành cả tuổi xuân của mình để lo cho chồng, chờ đợi chồng và một lòng chung thủy. Họ đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa, ta có thể nhớ đến nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến chảy máu. Hằng năm họ đều nấu ba chục nồi bánh chưng để đón Tết bởi vì họ luôn có một niềm hy vọng rằng “nhỡ có ai về”, bởi vì một lời hứa hẹn Tết sẽ về của những người chồng nơi xa. 

Phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại - ảnh 2

 

Tuy nhiên thì sự thật luôn đắng cay, những hy vọng đều đổi lại bằng sự thất vọng. Những ước mơ của người phụ nữ được Nguyễn Quang Thiều miêu tả qua những giấc mơ, khi bà Ân mơ thấy hình ảnh con gà trống hay là bà Mật ước mơ được làm mẹ. Khát khao được sinh nở ước mơ tưởng chừng như đơn giản của người phụ nữ nhưng lại không thể thực hiện được. Từ đó lên tiếng tố cáo tội ác của bọn thực dân chia cắt những gia đình. Khiến cho những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, khiến bao gia đình cách xa, chuyện tình cảm tan vỡ. Những điều này để lại những vết thương không thể nào lành trong trái tim mỗi người. 

Tác phẩm xây dựng tình huống vô cùng độc đáo, khẳng định những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Thủy chung, kiên cường. Họ không oán trách, tình nguyện dành tuổi xuân của mình để chờ chồng. Bởi vì họ hiểu, nỗi đau mình đang mang không thấm thía gì với nỗi đau đất nước đang phải gồng mình gánh chịu. Họ hi sinh hạnh phúc của mình để đất nước giành lại độc lập và tự do. Đồng thời lên tiếng tố cáo tội ác của bọn thực dân đã gây ra với đất nước ta.

------------------------------

Trên đây là bài viết "phân tích bài Hai người đàn bà xóm trại”. Hi vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 20/08/2023 - Cập nhật : 22/08/2023