logo

Nước sông không phạm nước giếng là gì?

Câu nói “nước sông không phạm nước giếng”, dὺng để chỉ việc mỗi cá nhân, tổ chức tự lo phận sự của mình, không chen vào việc của cá nhân, tổ chức khác.


Câu hỏi: Nước sông không phạm nước giếng là gì?

Trả lời:

Câu nói “nước sông không phạm nước giếng”, dὺng để chỉ việc mỗi cá nhân, tổ chức tự lo phận sự của mình, không chen vào việc của cá nhân, tổ chức khác.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


I. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ

1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng.

- Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.

- Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.

- Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.

Nước sông không phạm nước giếng là gì?

2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục).

Xem thêm:

>>> Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu


II. Một số thành ngữ, tục ngữ

1. Đất có thổ công, sông có hà bá: đất là nơi mà các vị thổ công ( thổ địa ) canh giữ, sông thường có hà bá ( theo quan niệm thời xưa ) ở đó. Chúng ta không nên xâm phạm để rồi lãnh hậu quả lớn

2. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Ý nói vấn đề dạy dỗ con cái đừng quá nuông chiều dễ sinh hư.

3. Có thực mới vực được đạo.

Làm gì thì cũng phải no bụng, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể đạt được thành tích tốt.

4. Dạy khỉ trèo cây.

Chỉ việc làm thừa thãi.

5. Mèo mù vớ cá rán.

Chỉ sự may mắn, dù không thấy đường nhưng chú mèo vẫn vồ được đồ ăn ngon.

6. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dù làm gì thì cũng phải đặt nhân cách lên đầu, dù cho có đói rách cũng không được trộm cắp, làm việc xấu.

7. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Dù ít hay nhiều thì con cháu cũng sẽ có nét giống với ông bà, cha mẹ không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở tính cách.  

8. Đi đêm lắm có ngày gặp ma.

Làm việc xấu quá nhiều ắt sẽ có ngày gặp báo ứng.

9. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

Đi đường muốn biết điều gì thì hỏi người già nhiều kinh nghiệm, trẻ con không biết nói dối muốn biết chuyện ở nhà thì hỏi trẻ.  

10. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Người cha làm việc quấy, người con phải chịu điều tiếng.

11. Gái có chồng như gông đeo cổ.

Ý nói số phận lận đận của người phụ nữ, khi lấy chồng thì phải cơm nước, săn sóc, cuộc sống phụ thuộc vào chồng.

12. Giàu vì bạn, sang vì vợ.

Ý nói bạn bè và vợ ảnh hưởng đến sự thành công của chúng ta.

Thành ngữ tục ngữ về gia đình

1. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

→ Anh em trong gia đình phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 

2. Anh em hạt máu sẻ đôi: Anh em nên thân thiện với nhau vì cùng cha mẹ sinh ra. 

3. Anh em khinh trước, làng nước khinh sau: Phàn nàn về thái độ đối xử không tốt của anh em trong một nhà.

4. Anh em như chông như mác: Chê anh em gia đình nào luôn mâu thuẫn, chống đối, tranh giành nhau.

5. Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

→ Chê trách những người con không nghe lời cha mẹ nên sinh ra hư hỏng 

6. Cắt dây bầu, dây bí

Ai nỡ cắt dây chị dây em.

→ Đã là chị em với nhau thì không bỏ nhau được.

7. Con có cha như nhà có nóc: Vai trò quan trọng của người cha trong gia đình. 

8. Con hơn cha là nhà có phúc: Ca ngợi những gia đình có con cái giỏi giang hơn cha mẹ. 

9. Con hát, mẹ khen hay:

10. Con ai cha mẹ ấy: Con cái giống cha mẹ.

11. Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo: Tình cảm tự nhiên của con cái đối với cha mẹ, không phụ thuộc vào của cải.

12. Con có cha mẹ đẻ, không ai ở lỗ nẻ mà lên: Lời nhắc nhở con cái phải nhớ đến công ơn của cha mẹ.

13. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

→ Ca tụng công ơn trời biển của cha mẹ.

14. Chị ngã em nâng: Tinh thần đoàn kết thân ái, giúp đỡ giữa những người thân trong gia đình.

15. Chim có tổ, người có tông: Khuyên ta phải nhớ đến tổ tiên của mình.

16. Máu chảy ruột mềm: Anh chị em trong gia đình phải thương xót nhau. 

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022