logo

Tác giả - tác phẩm: Còn non, còn nước, còn người

Hướng dẫn tìm hiểu Tác giả - tác phẩm: Còn non, còn nước, còn người về tiểu sử, phong cách nghệ thuật của tác giả, nội dung chính của tác phẩm Con non, còn nước, còn người


1. Tác giả Hồ Chí Minh

a. Tiểu sử

Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

- Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

- Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước

+ Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

Tác giả - tác phẩm: Còn non, còn nước, còn người

b. Phong cách nghệ thuật

- Trong văn chính luận: lời văn mặc dù ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ tư duy sắc sảo, tập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

+ Tuyên ngôn độc lập (1945).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946);

+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)

- Trong truyện và kí: mang tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Pa-ri (1922)

+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)

+ Con người biết mùi hun khói (1922),

+ Đồng tâm nhất trí (1922),

+ Vi hành (1923)

+ Nhật kí chìm tàu (1931)…

- Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

+ Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943)

+  Chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.

→ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc


2. Tác phẩm Còn non, còn nước, còn người

Tác giả - tác phẩm: Còn non, còn nước, còn người (ảnh 2)

a. Vị trí

“Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!” được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bản Di chúc (1969)

b. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Ngày 15-5-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Di chúc đầu tiên. Bản Di chúc này do Người tự đánh máy, gồm 3 trang, có chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, khi đó là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1966, 1967 không có bản viết riêng, chỉ có hai bản bổ sung vào Di chúc năm 1965 do chính Hồ Chí Minh viết thêm ở phần nội dung Người viết về Đảng. Ở khổ văn thứ nhất có nội dung này, Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân”. Đến đây, Người thêm các chữ “phục vụ Tổ quốc”. Ở khổ văn thứ ba trong nội dung viết về Đảng, Người viết “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Đến đây, Người thêm câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” vào cuối khổ văn.

Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bổ sung một đoạn gồm 6 trang viết tay. Năm 1969, vào ngày 10-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, có đề ngày 10-5 gồm 4 trang in khổ 14,5 x 22 cm. Bản Di chúc này chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1969, trong đó có đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968.

c. Nội dung cơ bản của Di chúc

- Trước hết nói về Đảng: 

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định truyền thống đoàn kết chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình";

+ Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình"

+ Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.

-  Hồ Chí Minh nói về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

Năm 1965, Hồ Chí Minh dự đoán “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”.

Năm 1969, mở đầu Di chúc, Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi. Đó là một điều chắc chắn”.

Nhận định về thời gian “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài”, dự liệu “Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người”, nhưng Người khẳng định một quyết tâm lớn của Người và của cả dân tộc là: “Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”. Từ quyết tâm đó, Người tin tưởng chắc chắn rằng “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã khẳng định một quan điểm, giành độc lập tự do của Tổ quốc là để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập và giàu mạnh. Người truyền niềm tin đó cho nhân dân qua câu thơ:

Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

- Bác nói về sự Đoàn kết

trong một bản Di chúc dài trên dưới 1.000 chữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần nhắc đến hai từ Đoàn Kết, đủ để khẳng định điều tâm huyết nhất của Bác là việc giữ gìn, phát huy đoàn kết - nhân tố quan trọng nhất trong mọi yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Bác đã căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Ở đây cần phải hiểu hai điều. Một là, từng đảng viên đều có tinh thần đoàn kết; nhưng khi đã tập hợp lại thành một tổ chức, dù là “trung ương” hay “chi bộ” thì việc thật sự đoàn kết là rất khó. Đứng về mặt ngữ nghĩa của ngôn từ mà xét, thì cụm từ “toàn thể đảng viên cần phải đoàn kết” ngắn gọn hơn. Trong trường hợp này, Bác Hồ sử dụng một mệnh đề dài hơn như trên tất nhiên là có dụng ý rõ ràng. Hai là, khi Bác dùng đến từ “con ngươi của mắt mình” là hàm ý chỉ ra rằng mất đoàn kết là một thực tế cần phải liên tục cảnh báo và phê phán. Lẽ tự nhiên, xu hướng mất đoàn kết là một “thuộc tính” của cuộc đời, duy trì và gìn giữ nó bao giờ cũng là nhiệm vụ khó khăn.

- Về Đoàn viên thanh niên

Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

- Về nhân dân lao động

Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

- Về phong trào cộng sản thế giới

Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em. Người mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.

- Về việc riêng

Điều làm cho chúng ta thật sự xúc động là Bác Hồ chỉ nói về mình có 79 chữ thôi: “Về việc riêng - Suốt đời tôi hết lòng hết sức...”. Có thể, trong đời, ngay cả vĩ nhân cũng có lần chưa hoàn toàn đúng; nhưng cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về mình bằng 79 chữ, là điều buộc mọi sự lãng phí phải giật mình, mọi con sâu mọt tham nhũng phải tự răn đe, mọi sự tham lam tiền dân, của nước cần phải sám hối.

Người đề nghị “chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Người đề nghị hoả táng thi hài bởi thế vừa “tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất” và căn dặn “tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn”, “Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm”. “Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.

Người có tâm nguyện “gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. Năm 1968, Người bổ sung thêm: Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn quả đồi mà chôn hộp tro đó”.

- Về lời vĩnh biệt cuối di chúc

Những dòng cuối Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lời vĩnh biệt, thể hiện tình yêu thương bao la và khát vọng của mình.

Cuối cùng Người mong muốn: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 21/05/2022