logo

Gian nan rèn luyện mới thành công là gì?


Câu hỏi: Gian nan rèn luyện mới thành công là gì?

Gian nan rèn luyện mới thành công là bài học muốn thành công phải biết chấp nhận mọi thử thách;cũng như gạo muốn tróc được lần vỏ cám, trở nên trắng trẻo ngon lành, phải chịu qua trăm chàyđau đớn; con người muốn đạt đến thành công, phải có gan chịu khó, vượt khổ để rèn luyện tài đức cho bản thân.


Bài văn mẫu nghị luận: “Gian nan rèn luyện mới thành công” qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh.

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

(Nghe tiếng giã gạo – Hồ Chí Minh)


Dàn ý nghị luận: “Gian nan rèn luyện mới thành công” qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh.

* Ý nghĩa của bài thơ:

– Bài thơ thể hiện suy nghĩ của Hồ Chí Minh về công việc giã gạo rất đỗi quen thuộc, bình dị trong cuộc sống.

– Từ hình ảnh hạt gạo trắng tựa bông sau khi trải qua “bao đau đớn”, nhà thơ khái quát một chân lý trong cuộc sống con người: “Gian nan rèn luyện mới thành công”:  phải trải qua quá trình phấn đấu rèn luyện lâu dài gian khổ thì mới có thể đạt được thành công, thắng lợi. Đây là một bài học đúng đắn và sâu sắc cho mỗi chúng ta.

* Vai trò của việc rèn luyện gian khổ lâu dài với mỗi người

- Con người cần có một quá trình gian nan rèn luyện mới đạt được thành công, bởi lẽ trong cuộc sống để có những thành quả tốt đẹp là điều không dễ dàng.

- Trong thực tế đời sống có rất nhiều tấm gương bền bỉ kiên trì vượt qua gian nan thử thách để đạt được thành công.

- Phê phán những kẻ nóng vội, lười biếng không chịu bỏ công sức mà chỉ chờ đợi thành quả.

* Bài học nhận thức và hành động:

* Nhận thức được ý nghĩa của việc rèn luyện bản thân để vươn lên đạt thành công trong cuộc sống. Cần chịu khó học hỏi, dám đương đầu với khó khăn thử thách, năng động sáng tạo để vươn lên khẳng định mình.


Nghị luận: “Gian nan rèn luyện mới thành công” qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh - Bài mẫu 1

Là một bài thơ được Bác sáng tác trong tình trạng bị tù đày tê tái gông cùm, nội dung nhằm thể hiệnmột bài thơ cơ bản ở đời.

Sống ở trên đời, người cũng vậy. Gian nan rèn luyện mới thành công.Quả thật đây là một chân lí hiển nhiên, có thể nghiệm thấy dễ dàng từ việc to đến việc nhỏ.Có nhiều việc to nhỏ như tập nấu nồi cơm, tập đi xe đạp, học giải một dạng toán mới, làm bàivăn đầu tiên theo một thể loại phức tạp hơn ... cũng phải kiên cường vượt khó, dày công tập dượtmới thực sự thông thạo, vững vàng. Bạn nhỏ chúng em khi mới tập nấu cơm tránh sao khỏi cólần bị sống, bị khê? Tập đi xe cũng vậy, mấy ai ban đầu tránh khỏi loạng choạng quệt va, lắm khisái cẳng bươu đầu. Học giải một bài toán hóc búa, tập viết một thể loại văn mới mẻ, càng căngthẳng nát óc hơn. Đấy chỉ mới là những điều đơn giản. Ngẫm lại sự nghiệp chống Pháp, chốngMỹ mấy chục năm qua của dân tộc ta, hay việc cưỡi tàu vũ trụ bay lên không gian của anh hùngPhạm Tuân chẳng hạn, ta càng thấy phải qua biết bao gian nan rèn luyện, căng gân, căng óc, đổmồ hôi, tốn xương máu biết chừng nào! Từ tầm vông đứng dậy diệt thù đến khi đủ sức xẻ dọcTrường Sơn đi cứu nước, từ những ngày đêm B52 Sống chết từng giây mưa bom bão đạn đếnnăm sơ tán đội mũ rơm đạp lên bom bi đi học... dân tộc ta đã phải vượt qua biết bao thử tháchgay go, hi sinh to lớn. Chiến thắng vẻ vang máu nở thành hoa ấy của dân tộc ta quả thật rất tựhào mà xót tận trong da cũng như chiến công xuất sắc của chú Phạm Tuân có được là nhờ nhữngngày đêm miệt mài đổ mồ hôi sồi trí óc với khoa học vũ trụ vô cùng phức tạp, lại phải rút ngắn chương trình hai năm vào trong mười ba tháng.Những sự việc trên chứng tỏ hùng hồn: không có thành quả nào trong cuộc sống - dù là nhỏ nhặt- mà không đòi hỏi công phu rèn luyện, quyết tâm vượt khó của con người.

Bài học rút ra khi Nghe tiếng giã gạo năm xưa là hết sức bổ ích và cần thiết cho đất nước ta tronggiai đoạn hội nhập vào vòng đua cao tốc của thế giới hôm nay. Nó cũng là bài học quý giá chothê hệ trẻ chúng ta đang cố gắng, lao động, chiến đấu, học tập theo gương Bác Hồ, sẵn sàng chấpnhận tất cả những “gian nan rèn luyện” trong nhà trường và xã hội, để trở thành người chủ xứngđáng của Tổ Quốc mai sau.

>>> Xem thêm: Nhận định “Gian nan rèn luyện mới thành công”, hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em


Nghị luận: “Gian nan rèn luyện mới thành công” qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh - Bài mẫu 2

Qua bài thơ Bác nêu lên một hiện thực thông thường, ai cũng có thể nhìn thấy, quan sát, kiểm nghiệm được:

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.

Hạt gạo được xay, giã đã trở nên trắng tinh khiết. Ý thơ không chỉ dừng lại ở đây mà còn đi xa hơn. Tuy Bác chưa .bộc lộ trực tiếp ở hai câu đầu nhưng ý thơ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và công việc chuẩn bị đó thể hiện qua thủ pháp nhân hóa: Gạo cũng “đau đớn” trong quá trình xay giã. Từ một hiện trạng cụ thể dễ thấy dề nhìn, dễ quan sát, kiểm nghiệm ấy, Bác nâng lên ý khái quát:

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

Tính chất triết lí đã bộc lộ rõ và toàn bộ ý nghĩa của bài thơ đọng lại ở câu cuối cùng. Chữ “thành công” mà Bác dùng ở đây mang một ý nghĩa rộng lớn nhiều mặt. Việc đạt tới những kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp chính trị, trong việc tiếp thu và phát huy tri thức của nhân loại, trong tu dưỡng đạo đức, tác phong... Nghĩa là tất cả những sự nghiệp của con người, đều phải trải qua một quá trình lâu dài phấn đấu, phải chịu đựng những khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện với những thử thách ghê gớm, kế cả những lúc gặp thất bại hay phải hi sinh cả tính mạng... đều “phải vượt qua mới đi đến thành công, thắng lợi.

Tại sao con người muốn "thành công” lại phải chịu gian nan, “rèn luyện”? Bởi ở trên đời này, mọi điều tốt đẹp, chân chính không thế bỗng dưng mà có được. Cái mới, cái tốt...đều nẩy sinh và phát triển từ một quá trình lâu dài, từ những gian khổ, trở ngại. Chính sức mạnh này giúp dân tộc ta trở nên kiên cường bất khuất qua hai thời kì kháng chiến Và cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực phi thường cho mỗi chúng ta noi theo. Bác đã phải vượt qua biết bao nhiêu gian khổ, trở ngại mới tìm thấy con đường cứu nước cứu dân. Bà Mari Curie phải chịu bao nhiêu cay đắng, thiếu thốn mới trở thành nhà bác học nổi tiếng. Điều đó cho ta thấy bài thơ mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc về việc rèn luyện nghị lực và bản thân.

[CHUẨN NHẤT] Gian nan rèn luyện mới thành công là gì?

Hiếu giá trị thiết thực của bài thơ, mỗi chúng ta cần phải kiểm điểm lại bản thân mình, phải tự rèn luyện mình cho có được một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Ta nên xem những trở ngại khó khăn trong quá trình học tập cũng như quá trình xay giã hạt gạo vậy. Gạo giã xong thì trắng tựa bông. Con người ta vượt qua được gian nan thì sẽ đi đến thành công tốt đẹp.

Học thơ văn của Bác, chúng ta tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích, mà điều trước tiên và cơ bản là đạo làm người. Chỉ nghe tiếng giã gạo mà Người có thể cảm nhận ra được một chân lí ở đời và lấy đó làm bài học giáo dục cho ta. Cái nhìn của người thật là sâu sắc! Ngày nay, việc rèn luyện tu dưỡng bản thân vẫn là bài học quý báu và tấm gương về cuộc đời của Bác mãi mãi là phương châm đẽ chúng ta nhìn vào đó mà học tập, mà tự rèn luyện phấn đấu cho bản thân.


Nghị luận: “Gian nan rèn luyện mới thành công” qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh - Bài mẫu 3

Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” (1942-1943), được Bác viết trong hoàn cảnh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong ngục. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, một tiếng thơ tự do đã bay lên và câu thơ “Gian nan rèn luyện mới thành công” như khẳng định ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, đầy chất thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Sau này, vẫn với tinh thần ấy, khi đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”.

Thực vậy, không có thành công nào lại không được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, thậm chí là nước mắt và xương máu. Trên con đường đi đến thành công, nhiều khi chúng ta phải nếm trải hoàn cảnh “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” (Tục ngữ). Khi đã đương đầu và vượt qua những khó khăn, rào cản, thất bại thì ít nhiều chúng ta đã đúc rút được bài học về sự thành công. Nhiều người đã hỏi vui “Thất bại là mẹ của thành công”, vậy cha của thành công là ai? Cha của thành công chính là “ý chí bất bại và tinh thần vượt khó”. Không có người con nào sinh ra lại không mang một phần huyết thống, gen di truyền từ cha. Vậy nên, người con “thành công” ắt phải nhận gen “ý chí bất bại và tinh thần vượt khó” của người cha.

Trên thực tế, có nhiều tấm gương sáng nghị lực đã biết tôi rèn theo câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh để vượt lên hoàn cảnh, chinh phục thành công. Ví như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, năm lên bốn tuổi, thầy bị bệnh bại liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường, thầy đã phấn đấu rèn luyện viết chữ bằng chân, rồi đi thi học sinh giỏi Toán, tốt nghiệp đại học và trở thành nhà giáo ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Năm 2005, thầy Ký được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam tặng danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Tương tự, “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng phải chịu cảnh ngồi xe lăn từ nhỏ. Chỉ với một ngón tay duy nhất có thể cử động được, anh đã làm nên điều phi thường: Tự học và trở thành chuyên gia về công nghệ thông tin, mở trung tâm đào tạo tin học dạy cho người khuyết tật, tổ chức và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện. Đến năm 2006, anh được bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.

Cuối cùng, xin mượn lời của “thần đồng” Lê Quý Đôn (1726-1784) trong cuốn “Kiến văn tiểu lục” của ông để khẳng định lại rằng thành công chỉ có được khi biết gian nan rèn luyện: “Tôi vốn là người nông cạn, lúc còn nhỏ thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy của cha, lại được giao du nhiều với các bậc hiền sĩ đại phu. Thêm vào đấy phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: Mặt Bắc sang sứ Trung Quốc, mặt Tây bình định Trấn Ninh, mặt Nam trấn thủ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam). Đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách”.  

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022