logo

Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.


Trả lời câu hỏi: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ trong câu


Kiến thức mở rộng về vai trò của thành ngữ trong câu


1. Thành ngữ là gì?

- Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

- Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

- Như vậy, từ những phân tích trên bạn đọc đã có thể hiểu được thành ngữ là gì. Có thể hiểu thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

- Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. 


2. Phân loại cấu tạo thành ngữ

Có các cách phân loại cấu tạo thành ngữ như sau:

- Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

+ Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

- Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu Chủ ngữ – Vị ngữ, Vị ngữ – Chủ ngữ: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

+ Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn như thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có thể có những biến thể như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,…


3. Tác dụng của thành ngữ

- Như vậy, qua đây bạn đã hiểu rõ hơn cấu tạo của thành ngữ là gì rồi.

- Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen cấu tạo nên nó. Đa số hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,… Hay muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.


4. Một số điểm khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ

- Có khá nhiều người dễ nhầm lẫn tục ngữ và thành ngữ. Dưới đây là một số cách để có thể phân biệt được chúng. Trước tiên sẽ đi làm rõ về nội dung của chúng. Tục ngữ ở đây là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn và súc tích. Chúng biểu đạt được trọn vẹn ý nghĩa, là kinh nghiệm sống được cha ông đúc kết lại. Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán về sự vật hiện tượng nào đó.

- Tiếp theo là về hình thức và ngữ pháp của chúng. Tục ngữ thường có hình thức là một câu hoàn chỉnh, dùng để phán đoán. Chẳng hạn như: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,…. Khác với tục ngữ, thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định. Chúng là một thành phần trong câu như: “Có mới nới cũ”, “Ở hiền gặp lành”,….

- Tục ngữ thường thể hiện một ý nghĩa chọn vẹn. Đó là những phán đoán hay những kinh nghiệm được ông cha đúc rút và truyền lại. Chúng cũng dùng để phê phán những cái xấu trong xã hội.

- Ví dụ như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

- Thành ngữ lại khác, chúng mang đậm tính khái quát, biểu trưng và hình tượng khá bóng bẩy. Vì thế khả năng biểu đạt mà chúng mang lại rất cao. Chẳng hạn như: “ Bảy nổi ba chìm”, “Chân cứng đá mềm”,…..

- Tính biểu cảm sẽ càng cao hơn khi trong câu có sử dụng thành ngữ. Vì là câu hoàn chỉnh nên tục ngữ thường đứng một mình.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022