logo

Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Ngữ văn 7 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào? 

A. Trong quá khứ 

B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại 

C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc 

D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại 

Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì kháng chiến hiện tại.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhé!


Kiến thức tham khảo về bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 


1. Xuất xứ của bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay).

- Tên bài do người soạn sách đặt.


2. Bố cục

Gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “ tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”: Nhận định chung về lòng yêu nước

Phần 2: Tiếp theo đến “ một dân tộc anh hùng ”. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Phần 3: Còn lại. Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.


3. Nội dung

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.


4. Cảm nhận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Mở bài: 

Dẫn dắt và giới thiệu vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Thân bài:

a. Khái quát về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

- "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951.

- Khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

b. Suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Đặc biệt thể hiện trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Từ thời phong kiến, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc.

- Nó "kết thành làn sóng mạnh mẽ", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

- Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

- Nhân dân ta quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương, đổ xương đổ máu và cả tính mạng.

- Hàng nghìn thanh niên, thiếu nữ tự nguyện lên đường đánh giặc "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh"

⇒ Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ.

- Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu".

- Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước...

- Thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát, người người nhà nhà nghe theo chỉ đạo của Đảng, ở yên tại chỗ để hạn chế lây lan dịch bệnh.

⇒ Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

c. Hành động của bản thân

Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài.

Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc.

Phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ thành phần tiêu cực.

Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Kết bài: 

Khẳng định lại tinh thần yêu nước của nhân dân ta và liên hệ


5. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Từ xưa đến nay đất nước ta luôn tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc mình. Đó là một truyền thống lâu đời, mạnh mẽ và trường tồn. Bất kì ai trong chúng ta cũng ấp ủ và chứa chan tinh thần ấy. Bởi vậy, Bác Hồ đã khẳng định “Nhân dân ta ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Lòng yêu nước ấy là một nguồn sức mạnh tinh thần, nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và kiên định. Nó thôi thúc, nung nấu cho con người ta trở nên dũng cảm hơn, kiên cường hơn, đoàn kết với nhau hơn. Chính bởi lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà dân tộc ta suốt cả nghìn năm qua, dù đối mặt với bao sóng gió, bao kẻ thù lớn mạnh cũng không hề đầu hàng hay thất bại. Lãnh thổ củ ta, lịch sử của ta, ngôn ngữ của ta vẫn mãi trường tồn.

Tinh thần yêu nước ấy được cảm nhận rõ ràng nhất chính là trong những năm tháng máu lửa. Khi mà kẻ thù ngoại xâm lăm le cướp đi những mảnh đất đã “chôn rau cắt rốn” biết bao thế hệ người dân ta. Chúng mượn những danh nghĩa sáo rỗng để đòi cướp đi nền hòa bình mà bao đời nhân dân ta gìn giữ. Trước chúng - những kẻ thù lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều lần như giặc Pháp, giặc Mĩ, giặc Mông-Nguyên… Chúng ta đã kiên cường đứng lên, lao ra trận mạc, bất chấp tất cả để chiến đấu. Từ già trẻ gái trai, ai ai cũng đứng lên chống giặc. Kẻ ra tiền tuyến giết địch, kẻ ở hậu phương chăn nuôi, trồng cấy. Ai ai cũng một lòng quyết đoàn kết chống giặc. Điều gì đã tạo nên kì tích ấy? Đó chính là tinh thần yêu nước.

Không chỉ ở trong thời chiến, mà ngay cả thời bình, tinh thần yêu nước ấy cũng vẫn mạnh mẽ vô cùng. Chỉ là thay vì cháy hừng hực, thì nó lại âm ỉ ở trong tim ta. Điều đó hiện diện qua lớp trẻ ngày nay hăng say lao động, cống hiến cho tổ quốc, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng căng dặn. Các em học sinh học tập và rèn luyện ngày đêm, các cô chú công nhân, nhân viên làm việc quên ngày tháng. Nhờ vậy mà nước ta ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và cả văn hóa nữa. Biết bao lần cái tên Việt Nam đã được gọi tên trên các đấu trường trí tuệ quốc tế, trong các tổ chức kinh tế văn hóa lớn. Niềm tự hào ấy khiến người dân ta ai cũng hạnh phúc vô bờ. Đó chính là điều mà chỉ có tinh thần yêu nước mới đem lại được.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads