logo

Nước cất sôi ở nhiệt độ bao nhiêu?

Câu trả lời đúng nhất: Nhiệt độ sôi của nước nói chung phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là:

- Nước có lẫn tạp chất hay không, tạp chất điển hình nhiều nhất trong nước uống bình thường là NaCl trong khi nước cất không lẫn tạp chất.

- Áp suất không khí (hay còn gọi là áp suất khí quyển), thường thì người ta hay sử dụng áp suất khí quyển tại mặt nước biển làm chuẩn với 1 atm = 101325 Pa.

Nước cất là loại nước hoàn toàn không lẫn tạp chất, nước cất sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong điều kiện áp suất không khí là 1 atm. Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm thì nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Ví dụ, với áp suất không khí là 0.8 atm thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 70 độ C.

Ở cùng một điều kiện ấp suất không khí là 1 atm, nhiệt độ sôi của nước cất là 100 độ C còn nước bình thường sẽ cao hơn nhiệt độ sôi của nước cất do nước bình thường có lẫn tạp chất.

Để hiểu rõ hơn về nhiệt độ sôi của nước, mời bạn đọc cùng Top lời giải tham khảo nội dung dưới đây nhé!


1. Điểm sôi là gì?

Điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi của chất lỏng bằng áp suất không khí xung quanh, do đó yếu tố áp suất không khí ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ sôi của chất lỏng.


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi của nước nói chung phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là:

- Nước có lẫn tạp chất hay không, tạp chất điển hình nhiều nhất trong nước uống bình thường là NaCl trong khi nước cất không lẫn tạp chất. nếu nước lẫn tạp chất, phải cần nhiều nhiệt độ hơn để đun sôi nước và ngược lại bởi vì đối với nước có lẫn tạp chất, các phân tử tạp chất (điển hình là muối NaCl) sẽ cản trở quá trình chuyển thành hơi của các phân tử nước.

- Áp suất không khí (hay còn gọi là áp suất khí quyển), thường thì người ta hay sử dụng áp suất khí quyển tại mặt nước biển làm chuẩn với 1 atm = 101325 Pa. Khi áp suất môi trường ở mức 1atm (áp suất khí quyển) thì điểm sôi của nước tại mức 100°c. Khi cột áp suất giảm dần về 0 atm thì nhiệt độ sôi cũng giảm dần về 0, ví dụ khi hút chân không đạt 0.006 atm thì nước sôi ở 0.01°c, như vậy nếu muốn nước sôi ở nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ thì chỉ cần hút chân không đạt mức 0.01atm.

Ngược lại khi áp suất tăng lên trên 1 atm thì nhiệt độ sôi cũng tăng lên theo biểu đồ trên, cụ thể, khi áp tăng lên khoảng 2 atm thì nhiệt độ sôi của nước tăng tới khoảng 180°c. Áp suát bề mặt chính là yếu tố gắn liền với điểm sôi của nước, như vậy bạn đã thấy được điểm sôi là không cố định và phụ thuộc áp suất bề mặt.

nước cất sôi ở nhiệt độ bao nhiêu

Khi nói nhiệt độ sôi của nước nói chung chính xác ở 100∘C là không hoàn toàn chính xác, điều này chỉ đúng với hai điều kiện cần thiết khác:

+ Áp suất không khí tại vị trí bạn đang đun nước là 1 atm.

+ Nước đó phải là nước cất hoàn toàn không lẫn tạp chất.

Khi trong nước có các thành phần khác như ninh nấu thức ăn thì nhiệt độ sôi sẽ tăng cao hơn khoảng 5 – 10 độ C. Giống như khi nấu cơm, ban đầu nước sôi ở nhiệt độ thông thường, nhưng khi tinh bột được hồ hóa ra nước thì nhiệt độ có thể tăng cao đến 110 độ C.

Đó là lý do vì sao mà cháo thường rất nóng, trong khi nước sôi thông thường thì không đạt mức như vậy. Hoặc khi luộc rau mà cho vào đó chút dầu ăn thì chắc chắn nhiệt độ sôi sẽ cao hơn.

Do đó, tùy vào loại thực phẩm được ninh, nấu là gì mà nhiệt độ tăng đến mức bao nhiêu. Chỉ có điều chắc chắn rằng nhiệt độ này sẽ cao hơn nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là 100 độ C nhưng thường không vượt quá 110 độ C.


3.  Nước cất sôi ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nước cất là loại nước hoàn toàn không lẫn tạp chất, nước cất sôi ở nhiệt độ 100 độ C trong điều kiện áp suất không khí là 1 atm. Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm thì nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Ví dụ, với áp suất không khí là 0.8 atm thì nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 70 độ C.

Ở cùng một điều kiện ấp suất không khí là 1 atm, nhiệt độ sôi của nước cất là 100 độ C còn nước bình thường sẽ cao hơn nhiệt độ sôi của nước cất do nước bình thường có lẫn tạp chất.


4. Khi tiếp tục đun thì nhiệt độ sôi của nước có tăng không?

Nếu bạn quan sát nhiệt kế khi đun sôi nước, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ nước tăng lên tới khi bắt đầu sôi. Khi nước bắt đầu sôi, nhiệt độ đạt tới và sẽ giữ nguyên tại điểm đó, kể cả khi ta tiếp tục đun tiếp đi nữa.

Nhiệt là một loại năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật và kéo theo sự thay đổi trong trạng thái vật chất. Nhiệt độ của nước được giữ nguyên khi nước bắt đầu sôi bởi nhiệt tỏa ra từ nước sôi được sử dụng để biến nước thành hơi nước.

Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100oC thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước.

Khi chúng ta đun nước trong nồi hoặc trong ấm, khi sôi nhiệt độ của nước sẽ đạt 100oC, đến lúc này một phần nước sôi sẽ biến thành hơi nước, hơi nước sẽ đùn lên phá vỡ mặt nước và bốc hơi vào không khí, hình thành lên hiện tượng sôi của nước. Nước sôi đánh dấu mốc chuyển đổi trạng thái từ nước (thể lỏng) sang hơi nước (thể khí).

Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.

Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100oC và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.

----------------------------------

Như vậy, Top lời giải vừa giúp bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi nước cất sôi ở nhiệt độ bao nhiêu. Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các kiến thức liên quan đến nhiệt độ sôi của nước giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022