logo

Nội dung đoạn 1 Bình Ngô đại cáo


Dịch thơ Bình Ngô đại cáo (Ngô Tất Tố)

Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng.

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.

Nội dung đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.

a. Nhan đề:
- “Đại cáo” Tuyên bố, tuyên cáo rộng khắp những điều quan trọng.
- “Bình Ngô”: dẹp yên giặc Ngô (giặc Minh)
 Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia, được công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Hàm ý thể hiện sự khinh bỉ, căm thù đối với giặc Minh xâm lược.à
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu năm 1428, bài cáo ra đời trong không khí hào hùng phấn khởi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược kết thúc thắng lợi.

* Bố cục:
- Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa.
- Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3: Thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đoạn 4: Tuyên bố nền độc lập, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

* Giá trị Nội dung:  thơ văn Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

- Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, biểu hiện ở:
+ Thái độ căm thù, tố cáo tội ác của giặc xâm lược.
+ Khát vọng xây dựng nền thịnh trị, dân giùa nước mạnh.
 Thơ văn Nguyễn Trãi đặc biệt thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn của một bậc anh hùng vĩ đại hài hoà trong con người bình dị, gần gũi với khát vọng lớn lao cho dân, cho nước.

* Giá trị nghệ thuật
- Văn chính luận: Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt.
- Thơ Nguyễn Trãi: Có cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm, Sáng tạo cải biến thể lục ngôn, thơ thất ngôn chen lục ngôn.
- Sử dụng nhiều từ thuần Việt, nhiều hình ảnh quen thuộc, dân dã: Cây chuối, hoa sen, ao bèo, rau muống, mùng tơi...
- Ông vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
   NTT là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay thơ trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn.à


Dàn ý 

a) Mở bài:

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo

+ Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

+ Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc ta.

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

b) Thân bài: Phân tích nội dung đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

* Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.

- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

+ Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)

+ Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)

- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc

+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là "trừ bạo" - vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

-> Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.

* Luận điểm 2: Lời tuyên ngôn độc lập.

- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
 + Nền văn hiến lâu đời

+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt

+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

-> Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.

=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.

* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.

“Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.”

- Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí:

+ Lưu Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.

+ Triệu Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.

+ Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược.

=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ đanh thép

- Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ

- Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,...

- Sử dụng những câu văn song hành,…

c) Kết bài

- Khái quát lại nội dung đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo.

- Cảm nhận của em về đoạn thơ.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2021 - Cập nhật : 01/10/2021