logo

Nội dung chính của văn bản Trong lòng mẹ?

Câu hỏi: Nội dung chính của văn bản Trong lòng mẹ?

Trả lời: 

    Đoạn trích "Trong lòng mẹ" là dòng hồi ức về mẹ trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Bé Hồng là nhân vật chính trong câu chuyện. Em là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em đươc mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn bản “Trong lòng mẹ” nhé!


1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả:

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: 

       Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở Thành phố cảng Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thảm thiết.

       Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác; ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.     

   + Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7

   + Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"

   + Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

   + Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

- Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm:

- "Những ngày thơ ấu" là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đảng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" là chương IV của tác phẩm.

- Đoạn trích "Trong lòng mẹ", trích hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng, đã kề lại một cách chân thực và cảm động những cay đảng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bòng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.


2. Tóm tắt văn bản “Trong lòng mẹ”

          Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để "khinh ghét, ruồng rẫy" mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: phát tài lắm, có như dạo trước đâu". Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa đày mẹ và muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi". Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô.

Nội dung chính của văn bản Trong lòng mẹ?

3. Những sự việc chính trong văn bản “Trong lòng mẹ”

– Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ rất đáng thương: Bố mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, Hồng phải sống với người cô độc ác

– Một hôm, người cô gọi chú bé lại và hỏi cậu có muốn vào Thanh Hóa thăm mợ không? Nhận ra ý nghĩ cay độc của bà cô, Hồng cúi đầu không đáp

– Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà ta vẫn tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng, chúng khiến tâm trạng Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm

– Sắp đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về cậu thoáng thấy một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo và gọi ríu rít

– Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Trong lòng mẹ”

a. Giá trị nội dung: 

+ Đoạn trích đã thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua nhân vật mẹ con bé Hồng, thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và khao khát tình thương yêu ; để khi gặp mẹ, khi được nằm gọn "trong lòng mẹ", Hồng tinh tế nhập vào những cảm giác nồng ấm, rạo rực, vui sƯớng mong đợi bấy lâu.

+ Đoạn trích còn cho thấy rõ bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ, những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản. Cái xã hội ấy đã làm thui chột đi tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình.

b. Giá trị nghệ thuật: 

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

icon-date
Xuất bản : 03/03/2022 - Cập nhật : 03/03/2022