logo

Nội dung chính bài Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới SGK Ngữ văn 10 trang 11 (KNTT)

Giới thiệu Nội dung chính bài Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới SGK Ngữ văn 10 trang 11 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới.

Bài Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Văn bản kể về ba vị thần thần Trụ trời, thần Sét, thần Gió mỗi vị thần mang những hình dáng, đặc điểm và những việc làm khác nhau. Nhằm cai quản thế giới tự nhiên của con người. Từ đó phản ánh suy nghĩ và mơ ước của con người về cuộc sống tự nhiên xung quanh mình.


1. Giới thiệu về tác giả 

- Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

- Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.

- Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Thể loại thần thoại

- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số

- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.

- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên:

- Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại

- Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.

+ Thần thoại sáng tạo:

- Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa

 - Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

Tóm tắt: Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt, đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên. 

Nội dung chính bài Truyện về các vị thần sáng tạo ra thế giới SGK Ngữ văn 10 trang 11 (KNTT)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm

Nội dung chính 

Văn bản kể về ba vị thần thần Trụ trời, thần Sét, thần Gió mỗi vị thần mang những hình dáng, đặc điểm và những việc làm khác nhau. Nhằm cai quản thế giới tự nhiên của con người. Từ đó phản ánh suy nghĩ và mơ ước của con người về cuộc sống tự nhiên xung quanh mình.

Bố cục

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “khai thiên lập địa”: Thần thoại về Thần trụ trời.

- Phần 2: Tiếp đến “cả thiên đình xấu hổ”: Thần thoại về Thần sét

- Phần 3: Tiếp đến “giữ trâu cho người mất gạo”: Thần thoại về Thần gió


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị

- Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người

Giá trị nghệ thuật

- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu

- Ngôn từ thuần Việt


5. Câu hỏi trong SBT

Đọc lại văn bản Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11 - 12) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

Lời giải

- Thời gian: Khi chưa có vũ trụ

- Không gian: Trời và đất

- Nhân vật: Thần Trụ Trời

- Sự kiện chính: Thần trụ trời tách trời và đất

Câu 2: Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?

Lời giải

Để trả lời câu hỏi, cần căn cứ vào các chi tiết miêu tả sau: “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo”, “Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu,...

Hình ảnh vũ trụ hỗn độn, tối tăm, trời đất chưa tách rời nhau là cách hình dung về thuở sơ khai rất phổ biến trong thần thoại suy nguyên của nhiều dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới.

Chi tiết miêu tả vũ trụ thủa sơ khai: “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo”, “Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu”...

→ Hình ảnh vũ trụ hỗn độn, tối tăm, trời đất chưa tách rời nhau là cách hình dung về thuở sơ khai rất phổ biến trong thần thoại suy nguyên của nhiều dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022