logo

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 11


Trả lời câu hỏi: 

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

*  Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

+ Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự chuyển biến kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp nhé!


Kiến thức tham khảo về sự chuyển biến kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp


1. Chuyển biến về kinh tế

Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

- Nông nghiệp: Do nông nghiệp “chính quốc” ngay từ đầu chiến tranh bùng nổ đã bị tàn phá nặng bởi bom đạn Đức, nhu cầu các nông sản cho lương thực và công nghiệp lại cao, nên chủ trương của thực dân Pháp là đẩy mạnh việc phát triển trồng trọt ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Nông nghiệp Việt Nam từ chỗ chuyên canh trồng lúa, phải dành một phần diện tích canh tác để trồng một số giống mới. Cây lương thực có lúa Tây Ban Nha, các loại đậu tây (có cả đậu Phờlorit) và đậu Vân Nam; công nghiệp có thầu dầu Ai Cập, kể cả thuốc lá Cuba. Ở các tỉnh miền trung du Bắc Bộ, có tới 251 hecta đất trồng lúa chuyển sang trồng dâu tây. Trong các cây công nghiệp thì cao su giữ địa vi trọng yếu. Chiến tranh bùng nổ, việc khai thác kém đi, vừa có hại cho bọn chủ tư bản kinh doanh ngành này, vừa làm cho ngân sách Đông Dương thất thu vì mất nguồn thuế xuất cảng cao su. Trước tình hình đó, chính quyền thuộc địa đã trích ngân sách Đông Dương để đảm bảo các khoản nợ cho các chủ đồn điền cao su.

- Công nghiệp

+ Sau khi Pháp chiếm Bắc kỳ thì ngành công nghiệp vật liệu xây dựng mới phát triển mạnh.

+ Công nghiệp chế biến của Pháp ở Việt Nam về cơ bản là công nghiệp chế biến nông sản và lâm sản. Trong công nghiệp chế biến nông sản, ngành xay xát lúa gạo chiếm vị trí quan trọng nhất và cũng ra đời sớm nhất.

+ Công nghiệp chế biến lâm sản bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ XX. Ba ngành quan trọng nhất thuộc lĩnh vực này là giấy, gỗ và diêm. 

+ Thủ công nghiệp Việt Nam từng có quá khứ huy hoàng nhưng đã suy tàn nên được Pháp khuyến khích và khai thác. Các nghề thủ công có những khiếm khuyết như thiếu công nghệ hiện đại, thiếu tính sáng tạo, nhàm chán, lặp lại và đặc biệt không phù hợp với thị hiếu Châu Âu. Chính quyền thuộc địa chủ trương củng cố những nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống bằng cách đào tạo lao động tại chỗ, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể dễ dàng tiêu thụ.

- Thương nghiệp: 

+ Ngay từ khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông chúng vội vàng mở mang thương nghiệp để vơ vét thóc gạo xuất cảng ngày càng nhiều sang chính quốc và nhiều nước khác trên thế giới. Chúng chiếm Gia Định năm 1859, nhưng ngay năm sau: 1860 chúng đã xuất khẩu 58.045 tấn gạo. Bảy năm sau, đến năm 1867 chúng đã xuất khẩu 197.889 tấn gạo và đến năm 1870 chúng đã xuất khẩu đến 230.031 tấn. Chỉ trong vòng 10 năm số nông phẩm xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần. Đến đầu thế kỷ XX trở đi, hàng năm chúng đều xuất khẩu trên dưới một triệu tấn gạo, đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Miến Điện.

+ Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm máy móc, kim loại (sắt, thép, kẽm, đồng), vật liệu xây dựng, dầu khoáng, đồ uống (bia, rượu vang, rượu nặng, nước khoáng), cafe, thuốc lá, bột mỳ, sữa đặc, đồ may mặc (lụa, len dạ, sợi đay, vải), vũ khí, đồ trang sức, đồng hồ, đồ da, hàng chế biến và thuốc phiện,… với tổng khoảng 50 sản phẩm các loại. 

- Giao thông vận tải:

+ Trước hết muốn khai thác tài nguyên sản vật, cần hệ thống giao thông đủ tốt và thuận lợi, phù hợp với điều kiện thông thổ Việt Nam. Đó chính là những gì họ đã làm trên thực tế. Họ chủ yếu dùng số tiền trên để phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy, những con đường huyết mạch kết nối các khu vực kinh tế.

+ Xây hệ thống giao thông vận tải kể cả đường thuỷ và đường bộ phục vụ cho Pháp khai thác và mục đích quân sự.

+ Xây dựng nhiều cầu lớn: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn).

+ Mở rộng nhiều cảng biển.


2. Về xã hội

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. 

- Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm số lượng đông đảo, cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.

+ Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.

+ Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…

- Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

- Giai cấp công nhân

+  Là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.

+ Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.

- Giai cấp tư sản, tiểu tư sản

+ Đại đa số trí thức đương thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và học sinh thuộc giai cấp tiểu tư sản. Nói chung, thì họ cũng bị đế quốc và phong kiến áp bức, thường bị thất nghiệp, thất học. 

+ Họ có học thức, dễ có cảm giác chính trị. Họ không trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp thụ sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông.

+ Tuy vậy, giai cấp trí thức và học sinh thường mắc những nhược điểm rất to, như: lý luận không đi đôi với thực hành, xem khinh lao động, tư tưởng mơ hồ, lập trường không vững, khi hành động thì hay lung lay.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads