logo

Bản chất sự liên kết các nước trong phe Trục là gì?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bản chất sự liên kết các nước trong phe Trục là gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 11 hay và hữu ích.


Trắc nghiệm: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ

C. Liên minh các nước phát xít

D. Liên minh các nước thuộc địa

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Liên minh các nước phát xít

- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành liên minh phát xít, còn được gọi là Trục Béclin – Rô ma – Tô-ki-ô hay phe Trục. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

=> Như vậy, xét về bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là liên minh giữa các nước phát xít với nhau.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến câu hỏi trên nhé!


Kiến thức tham khảo về Chủ nghĩa phát xít và các kiến thức liên quan


1. Chủ nghĩa phát xít là gì?

- Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị cực hữu đặc trưng bởi sức mạnh độc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữa xã hội và kinh tế, nổi bật nhất là ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Số đông trong đó, muốn đưa quốc gia lên trên về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, tất cả là nhờ vào động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng chung của quốc gia được huy động. 

- Các nhà sử học, khoa học chính trị, và các học giả khác đã có nhiều tranh cãi xoay quanh bản chất tự nhiên của chủ nghĩa phát xít.


2. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 - 1937)

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nhật xâm lược Trung Quốc.

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hòa.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vécxai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình nên thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập” (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

- Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược, còn Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.  

- Sau hội nghị Muy-ních, Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.


3. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940)

- Ngày 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan.

- Tháng 9/1939 đến tháng 4/1940: Đức áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, Đức chiếm được Ba Lan trong vòng 1 tháng. Anh, Pháp dù tuyên chiến với Đức, song không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan.

- Tháng 4/1940: Đức chuyển hướng từ phía Đông sang phía Tây, tấn công và chiếm hàng loạt các nước: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan,...

- Tháng 6/1940: Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp do Pê-tanh đứng đầu làm tay sai cho Đức.

- Tháng 7/1940: Đức tấn công Anh nhưng thất bại.


4. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9-1940 đến tháng 6-1941)

Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

- Tháng 10/1940: Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam Âu.

=> Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Đức đã chuẩn bị xong điều kiện tấn công Liên Xô.


5. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

+ Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị I-an-ta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

+ Ngày 30/4, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Ngày 9/5/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin.

+ Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng.

+ Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.

+ Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người.

- Ngày 15/8, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022