logo

Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?” cùng với những kiến thức mở rộng về các nước phát xít và Liên Xô là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 11 dành cho các thầy cô giáo và bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

=> Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Thái độ của Liên Xô đối với các nước phát xít là Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm những kiến thức về các nước phát xít, Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai nhé!


Kiến thức tham khảo về các nước phát xít và Liên Xô


1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?

2. Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai

Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 - 1937).

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nhật xâm lược Trung Quốc.

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hòa.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vécxai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình nên thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập” (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.

- Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược, còn Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.  

- Sau hội nghị Muy-ních, Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.


3. Bối cảnh lịch sử

- Nguồn cơn của chiến tranh thế giới thứ hai đến từ những nguyên do khác nhau ở những khu vực địa lý khác nhau.

- Tại châu Âu, Chiến tranh thế giới thứ hai thường được xem là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới thứ nhất, vốn đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị châu Âu với sự thất bại của các cường quốc Liên minh Trung tâm gồm Áo-Hung, Đức, Bulgaria và Đế quốc Ottoman và việc người Bolshevik lên nắm quyền ở Nga và thành lập nên Liên bang Xô Viết vào năm 1917. 

- Các đồng minh giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất như Pháp, Bỉ, Ý, Romania và Hy Lạp, đều giành thêm đất đai. Nhiều quốc gia dân tộc mới được thành lập sau sự sụp đổ của Áo - Hung, Đế quốc Ottoman và Đế quốc Nga.


4. Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mang lại

- Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. 

- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồm ném bom chiến lược vào các trung tâm dân cư, và đối với sự phát triển vũ khí hạt nhân cũng như hai lần duy nhất sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.

- Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

- Liên Xô: Vào giai đoạn cuối chiến tranh, Xô viết đã chiếm được phần lớn các nước Trung Âu và Đông Âu. Trong tất cả các nước Trung Âu, trừ Áo và Hy Lạp, chính quyền của các Đảng Cộng sản được thiết lập. Liên Xô còn sáp nhập các nước vùng Bltic như Estonia, Latvia và Litva trở thành nước cộng hòa thành viên.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022