Tìm hiểu về kim loại chì gồm tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của chì trong đời sống giúp bạn học tốt môn Hóa học.
Kim loại chì có màu bạc và sáng, rất mềm nên dễ dàng uốn nắn và có tính dẫn điện kém hơn so với những kim loại khác. Do đặc tính của chì là có tính chống ăn mòn cao nên thường được sử dụng để chứa các chất ăn mòn như Axit sunfuric, bên cạnh đó nhờ có tính dễ dát mỏng nên chì cũng được ứng dụng trong các công trình xây dựng, cụ thể là trong các tấm phủ.
Chì ở dạng bột khi cháy sẽ tạo ra ngọn lửa có màu trắng xanh. Tương tự như nhiều kim loại khác, bột chì rất mịn nên sẽ có khả năng tự cháy được trong không khó và khi chì cháy khói độc sẽ phát ra
- Chì tác dụng với phi kim
* Ví dụ: Pb + F2 → PbF2
Pb + O2 → PbO
– Chì kim loại chỉ bị oxi hóa ở bề ngoài trong không khí tạo thành một lớp chì oxít mỏng, chính lớp oxít này lại là lớp bảo vệ chì không bị oxi hóa tiếp.
- Chì tác dụng với axit
– Chì không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng do các muối chì không tan bao bọc bên ngoài kim loại.
– Chì tan nhanh trong dung dịch H2SO4 đặc nóng và tạo thành muối tan là Pb (HSO4)2.
Pb + 3H2SO4 → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O.
– Chì dễ dàng tan trong dung dịch HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.
3Pb + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
- Chì tác dụng với dung dịch kiềm
– Chì cũng tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.
Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2↑
Đối với con người
Chì để ở môi trường bên ngoài lâu ngày khi tiếp xúc với con người có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể gây rối loạn cơ thể và não bộ, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây vô sinh.
Tương tự như thủy ngân, chì là cũng một chất độc có thể tích tụ trong xương và trong mô mềm, gây ra ngộ độc máu. Mặc dù chỉ tiếp xúc ở mức độ cực kỳ thấp nhưng ảnh hưởng của kim loại chì cũng có khả năng làm giảm vĩnh viễn khả năng nhận thức của trẻ em.
Đối với môi trường sống
Trong môi trường, chì có thể chảy theo dòng của nguồn nước và bắt đầu ngấm vào đất, gây ngộ độc cho nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của động vật và thực vật.
Chì được chứng minh là có nhiều nguy cơ độc hại tiềm ẩn đến sức khỏe, đời sống và môi trường. Cụ thể khi tiếp xúc ở 1 mức độ, Đối với vi sinh vật, động vật, môi trường và cả con người, kim loại này có thể sẽ gây rối loạn não bộ và gây các tổn thương nghiêm trọng cho những hệ lụy và hệ thần kinh. Vì vậy, khi tiến hàng mua bán, thu gom phế liệu chì, chúng ta cần phải trảu qua quy trình chuyên nghiệp, cả người bán và người mua chì luôn phải hiểu rõ các đặc tính của chì để mà phòng tránh.
Ứng dụng của chì trong đời sống và sản xuất
Mặc dù chì là kim loại độc nhưng ngày nay, kim loại chì được nghiên cứu và là kim loại được sử dụng ra rất nhiều trong đời sống và chúng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều hợp chất. Một số ứng dụng phổ biến hiện nay của chì có thể kể đến như sau:
– Là thành phần chính của bình ắc quy thường được sử dụng cho các loại xe;
– Là thành phần có trong ống nhựa PVC ;
– Là kim loại được dùng làm các nguyên liệu trong một số ngành công nghiệp sản xuất và các vật dụng phổ biến ;
– Là chất nhuộm trắng dùng trong tạo ra sơn;
– Là 1 trong những thành phần tạo màu trong khi tráng men, đặc biệt là tạo màu vàng và màu đỏ – Chì còn được dùng để làm ra tấm ngăn chống lại phóng xạ hạt nhân;