logo

Nhà văn Di Li - Cuộc đời, sự nghiệp

icon_facebook

1. Cuộc đời nhà văn Di Li

Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1978 tại Hà Nội. Cô từng theo học tại trường Phổ thông trung học Việt Đức, tốt nghiệp Cử nhân tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Thạc sĩ Quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện cô là giảng viên tiếng Anh trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Di Li là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn và Dịch giả châu Á Thái Bình Dương. Cô được đánh giá là cây bút nữ đang nổi với dòng văn học trinh thám kinh dị, được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc khi rất thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị.

Nhà văn Di Li - Cuộc đời, sự nghiệp

Mặc dù vậy, không chỉ viết văn, viết báo và dịch thuật, cô còn là một chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực quảng cáo & PR, là giảng viên bộ môn Quan hệ công chúng. Tất cả kiến thức và kinh nghiệm của cô hầu hết đều là tự học.

>>> Tham khảo: Tiểu sử nhà văn Võ Quảng


2. Sự nghiệp nhà văn Di Li

Trước khi được biết đến với tư cách một nhà văn, nghề nghiệp chính của Di Li là giảng viên đại học. Hơn chục năm gắn bó trên bục giảng, Di Li "ôm đồm" nhiều môn khác nhau: lúc phụ trách Quan hệ công chúng, giảng viên văn hóa Anh - Mỹ, lúc dạy tiếng Anh trong Văn học, dạy thêm tiếng Việt cho người nước ngoài...

Chừng ấy thôi cũng đủ hình dung về sự năng động, đa tài của nhà văn tuổi Ngọ; song nếu chỉ dừng lại ở đó thì bức chân dung Di Li vẫn chưa hoàn chỉnh. Không những sử dụng lưu loát bốn ngoại ngữ, Di Li còn là chuyên viên tư vấn quảng cáo nhiều kinh nghiệm. Chị cũng là tác giả của những cuốn sách chuyên ngành được yêu thích như: Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Thương mại, Giáo trình Kỹ năng viết trong quan hệ công chúng, Tôi PR cho PR...

Thời sung sức nhất, 2010 - 2012, Di Li ra mắt 10 cuốn sách trong đó có 7 cuốn chị sáng tác bao gồm: Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường, Cocktail thị thành, Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng, Chiếc gương đồng, Nhật ký mùa hạ, Chuyện làng văn, San hô đỏ; kèm theo 3 cuốn dịch: Rừng Răng-Tay, Xác chết dưới nước, The Black Diamond.

Hiện tại, Di Li tập trung dốc sức hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ hai sau 5 năm phiêu du ở những thể tài khác.

Di Li là một trong những cây bút trinh thám hiếm hoi của văn đàn Việt Nam. Khác với nhiều cây bút cùng trang lứa, Di Li bước vào nghiệp sáng tác khá muộn. Thế nhưng chị được xem cây bút sung sức của văn học trẻ đương đại Việt Nam. Chỉ trong vòng chưa đến 7 năm, từ 2007 với cuốn sách đầu tiên Tầng thứ nhất đến nay, Di Li đã có gần 30 tác phẩm. Giống như tính cách thích tự do, khám phá của mình, người đẹp làng văn cũng không đóng đinh ở bất kỳ thể loại nào. Chị “chu du” từ truyện ngắn, tiểu thuyết sang bút ký, dịch thuật, ký sự chân dung, tản văn…; từ hài hước, tình cảm lãng mạn đến kinh dị, trinh thám, thiếu nhi và cả phiếm đàm. Trong đó có nhiều cuốn tạo được tiếng vang như Đảo thiên đường, Điệu Valse địa ngục, đặc biệt là Trại hoa đỏ, cuốn tiểu thuyết đánh dấu tên tuổi của một nữ nhà văn Việt Nam liều lĩnh thử sức ở thể loại trinh thám, kinh dị và đã thành công. “Trại hoa đỏ” không chỉ đem về cho Di Li giải Ba cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007- 2010”, trở thành best-seller, cuốn sách còn được xuất bản tại nhiều nước trong khu vực và được báo chí Hàn Quốc, Nhật Bản đánh giá cao.

>>> Tham khảo: Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Hoan


3. Sự khiêm tốn của nhà văn Di Li:

Di Li tự nhận xét bản thân chưa bao giờ là “con ngoan, trò giỏi”. Sinh trưởng trong gia đình có bố mẹ đều là trí thức, nữ nhà văn biết đọc từ thuở mẫu giáo. Ở độ tuổi mà người ta bảo “vắt mũi chưa sạch” ấy, người phụ nữ sinh năm 1978 đã háo hức khi nhìn thấy giá sách lớn của bố mẹ. Cầm trên tay những cuốn truyện dành cho thiếu niên lúc mới 4 tuổi, Di Li đọc hết sức hăng say. Bố chị là người đủ tài “cầm kỳ thi họa”, ông sưu tầm vô số tác phẩm chất lượng và kinh điển. Vì thế, trong thư viện gia đình, sách gì cũng có. Lên 9 tuổi, Di Li đã đọc “Chiến tranh và hòa bình” cùng nhiều tiểu thuyết trinh thám, tâm thần học, tâm lý học tội phạm,… đến nỗi bố mẹ phải nghi ngại và ngăn cấm vì họ cho rằng ở lứa tuổi này, đọc các tác phẩm “nặng ký” kia là không phù hợp.

Mâu thuẫn là nữ nhà văn chưa bao giờ đạt điểm cao ở lớp. Di Li từng công khai bảng điểm “học dốt” thời phổ thông để chứng minh điểm số trung bình không dẫn đến một cuộc đời bỏ đi. Không có ý ám chỉ mối liên hệ giữa điểm chác và thành đạt của con người về sau, nhưng bảng điểm của nhà văn cũng đã dấy lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Di Li bồi hồi nhớ lại: “Hồi trung học, tôi từng hỏi thầy giáo rằng học cái này thì ứng dụng được gì trong cuộc sống. Vì bản thân lúc ấy tự nhủ nếu không thể ứng dụng, chẳng phải kiến thức này là bỏ đi?” Thật vậy, những người theo nghiệp đóng tàu, máy bay mới phải dùng những công thức này, trong khi, toán học ở Việt Nam quá cao siêu khiến nhiều thế hệ trẻ vô cùng áp lực và mệt mỏi vì chuyện bài vở. Toán học ở châu Âu đơn giản hơn, nhưng học đến đâu, có thể ứng dụng trong cuộc sống đến đó.

Nhà văn Di Li chia sẻ: “Hồi còn nhỏ, tôi học dốt vì tôi cố tình không học. Bản thân chỉ thích tìm tòi nghiên cứu những thứ mà bản thân thực sự đam mê. Tất cả tư duy và quan điểm sống đều được hình thành từ bé, chỉ là lúc ấy, tôi chưa đủ khả năng lập luận. Nhưng, tôi chắc chắn có đến 80% quan điểm của mình không giống với những người xung quanh”.


4. Nhà văn Di Li nói về thu nhập của bản thân

Nhà văn chia sẻ: “Thu nhập từ viết sách của tôi nói chung cũng đủ sống, như một người đi làm bình thường. Thêm một lý do nữa là tôi viết rất nhiều.”

“Tôi nghĩ một trong những khái niệm cấu thành nên sự chuyên nghiệp là sự đều tay và đều đặn. Không phải cứ viết nhiều là thành chuyên nghiệp và viết ít thì không chuyên. Nhưng nghề gì cũng vậy, nếu làm ít quá và không đều đặn thì khả năng rèn luyện sẽ bị mai một đi. Chúng ta nếu lâu không nấu ăn, chơi thể thao, làm toán hay nói trước đám đông thì khi quay lại với những hoạt động đó cũng sẽ cảm thấy nó không quen nữa và trở nên lập bập.”

“Viết lách đều tay cũng mang lại cho tôi thu nhập đều đặn. Và nghề cầm bút hay ở chỗ là nếu bạn giữ được phong độ ổn định, bạn có thể khai thác các bản thảo cũ đến… chết, thậm chí là sau khi chết. Chẳng phải vẫn có rất nhiều nhà văn có sách được tái bản kể cả khi họ đã lên thiên đàng 50-100 năm đó sao?”

“Tôi chưa mơ đến điều đó, chỉ là giờ vẫn còn sức khỏe mà vẫn đều đều bán được bán quyền tác phẩm mới và tái bản các tác phẩm đã viết hàng chục năm rồi thì tôi cũng vui. Đó cũng là tấm chân tình của độc giả dành cho tôi và tôi vẫn luôn biết ơn họ. Bởi không có họ thì không bao giờ tác giả được khai sinh.”     

-----------------------------      

Qua nội dung bài viết trên Toploigiai đã tìm hiểu về nhà văn Di Li  - Cuộc đời, sự nghiệp. Bà là một trong những cây bút trinh thám hiếm hoi của văn đàn Việt Nam. Hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads