logo

Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử lớp 4 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Năm 1005, Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Đây là vị vua cuối cùng nhà nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh. Vào những năm cuối đời, sách sử đa số nhận định rằng Lê Long Đĩnh là một hôn quân.

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn quá nhỏ. Các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn (khi đó đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư) lên làm vua. Nhà Lý ra đời. 

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về nhà Lý nhé


Kiến thức tham khảo về Nhà Lý


1. Tình hình chính trị

Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tuyển chọn được quản lý vô cùng gắt gao. 

Bộ máy trung ương: Đứng đầu là Vua chuyên chế, quan trong triều đình được chia làm hai ngạch: quan văn và quan võ. Quan văn giữ trọng trách về hành pháp, đứng đầu là Thái Thư, quan võ nắm giữ tề binh, đứng đầu là Tể Tướng.

Bộ máy cấp địa phương: Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: “lộ – trại” (đứng đầu là Thông phán – Chủ trại); “phủ – châu” (Tri phủ – Tri châu) và hương, xã, sách. Nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc.

Tổ chức quân đội được đặc biệt quan tâm, các cuộc tuyển chọn được diễn ra hằng năm với chính sách chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm tìm ra những thanh niên trai tráng bảo vệ kinh thành. 

Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. Tình hình kinh tế

a, Nông nghiệp

Chế độ ruộng đất

Ruộng công, gồm các loại:

+ Quốc khố điền là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung. Người cày cấy trên ruộng của vua là người bị tù tội, có thân phận như nô tỳ.

+ Đồn điền là việc tổ chức khai hoang ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Lực lượng lao động chủ yếu ở đây là tù binh chiến tranh.

+ Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình. Hằng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền. Nhà Lý đặt ruộng tịch điền ở Bố Hải Khẩu, Ứng Phong và Lý Nhân.

+ Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua

+ Ruộng công làng xã là ruộng giao cho các làng xã quản lý, do những người lính nhàn thời bình về cày cấy (theo chính sách "ngụ binh ư nông"). Hoa lợi thu được từ ruộng này để nuôi quân.

+ Ruộng thác đao và ấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần. Hai hình thức này chỉ dành cho 1 đời công thần, không truyền được cho con cháu và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó

+ Ruộng đất nhà chùa: Là đất đai do các nhà chùa quản lý,số ruộng đất đó chiếm số lượng khá lớn. Năm 1086 triều đình chia các chùa ra ba loại: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam.

+ Ruộng tư: Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến cũng như rất phát triển. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất. Để ngăn chặn sự lấn chiếm của các nhà giàu có quyền thế, năm 1143 và 1015, Lý Anh Tông ra quy định cấm các nhà quyền thế được ngăn cấm xằng bậy người nghèo ngoài phạm vi ruộng ao của mình, làm trái thì có tộ

Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước.

Sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi

Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.

Ngoài ra, nhà Lý còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077 và 1103, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1108, triều đình tổ chức đắp đê Cư Xá (sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên. Ngoài Thăng Long, đê điều cũng được tu tạo. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192.

Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140

b, Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp trong dân gian được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng.

- Những công trình nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

Thương nghiệp

- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.

- Buôn bán tấp nập ở biên giới Lý - Tống, bến Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán sầm uất.


3. Xã hội thời Lý

- Giai cấp thống trị:

+ Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị.

+ Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được nhà nước phong cấp ruộng đất đã trở thành địa chủ.

+ Một số ít dân thường, do có nhiều ruộng, cũng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Các đinh nam được chia ruộng theo tục lệ của làng xã và phải làm nghĩa vụ cho nhà nước. Những nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nơi khác.

+ Nô tì vốn là tù binh hoặc bị tội nặng, nợ nần hoặc tự bán thân; họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.

+ Ngoài ra, trong xã hội còn có người làm nghề thủ công, buôn bán. Họ sống rải rác ở các làng, rèn nông cụ, sản xuất các đồ dùng cần thiết hàng ngày và trao đổi cho nhau. Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.


4. Giáo dục và văn hóa thời Lý

a. Giáo dục 

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

b, Văn hóa

-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...

- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.

- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...

- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...

Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - Văn hoá Thăng Long.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022