logo

Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử lớp 4 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào? 

- Cuối thời nhà Trần (Cuối thế kỷ XIV), các cuộc đấu tranh của nhân dân trên khắp cả nước đã liên tục nổ ra. Nhà Trần bị suy yếu và sụp đổ.

- Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông được vua nhà Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình là Khu mật Đại sứ và nắm trong tay nhiều quyền hành quan trọng.

- Năm 1399, Hồ Quý Ly bị mưu sát bởi một số quý tộc của nhà Trần, nhưng không thành. Ngay sau đó 1 năm , năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên ngôi vua, lấy hiệu nước là Đại Ngu (Quốc hiệu “Đại Ngu” bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn- một vị vua của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu”có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. “Đại Ngu thể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn). Nhà Hồ được thành lập.

Các bạn hãy cùng “Top tài liệu” trang bị thêm những kiến thức bổ ích qua việc tìm hiểu thêm về nhà Hồ nhé!


Kiến thức tham khảo về nhà Hồ


I. Tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa thời nhà Hồ

1. Những cải cách

- Chính trị: Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly và đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.

- Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.

- Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,…

- Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.

- Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly

- Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

- Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.

- Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.

- Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.

Hạn chế trong cải cách Hồ Quý Ly:

- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.

2. Những thành tựu nôi bật

Tuy tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chỉ hơn 7 năm, nhưng dưới thời nhà Hồ cũng có những thành tựu rất đáng tự hào

a, Mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tổ chức cho nhân dân đi khai khẩn, mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi.

Năm 1402 nhằm loại bỏ nguy cơ xâm lấn của Champa ở phía Nam. Hồ Hán Lương đem quân đi đánh Champa. Vua Champa hoảng sợ, dâng Chiêm Động (Quảng Nam ngày nay). Hồ Quý Ly bắt nộp cả Cổ Lũy mới chấp thuận rút binh. Vua Champa nghe theo. 

Nhà Hồ lấy hai ấp ấy lập lộ Thăng Hoa và cho dân vào khai khẩn. Hồ Hán Thương cho làm con đường Thiên Lý chạy từ Thanh Hóa tới Hóa Châu. Năm 1404, lại tiếp tục cho đào một con sông từ Tân Bình đến Thuận Hóa.

b, Về kỹ thuật, quân sự

Hồ Nguyên Trừng là tướng lỗi lạc của nhà Hồ đã chế tạo thành công súng thần cơ, nhiều kích cỡ và rất hiện đại. Chế tạo thuyền 2 tầng. 

c, Công trình đặc biệt thành nhà Hồ

Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Ảnh thành nhà Hồ hiện nay tại Thanh Hóa.

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới1 . Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.   

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022