Các bạn đừng nghĩ rằng mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn đều có trong vỏ Trái đất. Trong vỏ Trái đất tỉ lệ các nguyên tố cũng khác biệt nhau rất lớn. Từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể thấy được, các nguyên tố hóa học được phát hiện trên trái đất đã có 109 nguyên tố. Trong đó 17 nguyên tố từ số 93 đến số 109 đều do các phương pháp nhân tạo Ngoài ra, bốn nguyên tố số 43, 61, 85 và 87 cũng đều là các nguyên tố do các phương pháp nhân tạo bằng phản ứng hạt nhân tạo ra. Cho nên, trong vỏ trái đất, rất khó tìm thấy dấu vết của những nguyên tố này, trong đó có một số nguyên tố vốn không tồn tại trong giới tự nhiên. Vậy bạn có biết nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất không? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu nhé.
A. Oxi (O)
B. Nhôm (Al)
C. Silic (Si)
D. Magie (Mg)
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Oxi (O)
Nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất là oxi.
>>> Xem thêm: Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là?
Vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.
Trên Trái Đất, lớp vỏ chỉ chiếm chưa đầy 1%, có độ sâu từ 5 - 70km. Nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất là oxi, riêng oxy chiếm 49,13% khối lượng của vỏ trái đất. Tiếp đến là nguyên tố silic, chiếm 26%. Mười hai nguyên tố thường gặp tức là: oxy, silic, nhôm, sắt, canxi, natri, kali, magiê, hydro, titan, cacbon, clo, tổng cộng chiếm 99,47% tổng trọng lượng của vỏ trái đất, còn 66 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 0,35%.
Vỏ Trái Đất tuy rất mỏng, nhưng kết cấu lớp trên và lớp dưới rất khác nhau. Phần trên chủ yếu gồm phần nham thạch có mật độ rất nhỏ, tỷ trọng nhẹ. Thành phần chủ yếu là silic, nhôm, do đó còn gọi phần này là lớp silic - nhôm. Phần dưới chủ yếu gồm nham huyền vũ mật độ và tỷ trọng lớn. Thành phần chủ yếu là manhê, sắt, silic, do đó còn gọi là phần silic - manhê. Ở đáy biển, vì vỏ đất rất mỏng thường chỉ có tầng silic nhôm chứ không có tầng silic manhê. Ngoài ra, lớp trên cùng còn có một lớp vỏ ngoài gồm có nham trầm tích, nham biến chất trầm tích và đất phong hóa.
Như vậy lựa chọn đáp án A là đúng.
>>> Xem thêm: Đất trồng là lớp bề mặt ___ của vỏ trái đất?
Câu 1: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Đáp án đúng: B
Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp , từ ngoài vào trong bao gồm
A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .
Đáp án đúng: B
Câu 3: Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là
A. 10000C.
B. 50000C.
C. 70000C.
D. 30000C.
Đáp án đúng: B
Câu 4: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?
A. 70 - 80km.
B. Dưới 70km.
C. 80 - 90km.
D. Trên 90km.
Đáp án B.
Câu 5: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Quánh dẻo.
D. Khí.
Đáp án đúng: A.
---------------------------
Trên đây Toploigiai đã giải đáp xong thắc mắc nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất. Phía dưới chúng tôi cũng cung cấp một số câu hỏi giúp bạn có thể bổ sung thêm kiến thức về cấu tạo của trái đất. Chúc bạn ôn tập thật tốt nhé. Cảm ơn bạn đã tham khảo trang web của chúng tôi.