logo

Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát lúc đang ở đâu?

icon_facebook

Từ 1905, Lê-nin đã giới thiệu bài “Quốc tế ca” và tác giả thơ Ơ-gien Pôchiê trên các báo “Công nhân”, “Sự thật”. Và sau Cách mạng tháng Mười Nga, theo ý nguyện của Người, “Quốc tế ca” trở thành bài hát chính thức của nhà nước Xô-viết. Ngày ngày, bản nhạc hùng tráng ấy ngân vang trên đỉnh tháp điện Kremlanh. Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng Tìm hiểu về Quốc tế ca


Tìm hiểu về Quốc tế ca

Tác phẩm là một bài thơ thấm nhuần tư tưởng của bản “Tuyên ngôn cộng sản”, bởi vậy ngay từ khi ra đời, thi phẩm đã lập tức được phổ biến và truyền bá rộng rãi. Nhưng 16 năm sau, khi tác giả đã mất, bài thơ mới được xuất bản. Kôt-xơ - một trong những người Nga có mặt trong đại hội thống nhất các Đảng xã hội Pháp đã dịch bài “Quốc tế ca” sang tiếng Nga vào năm 1902. Tuy nhiên Kôt-xơ không dịch hết mà chỉ chọn dịch 3 khổ đó là khổ: thứ nhất, thứ hai và thứ sáu bởi lời ca nói rõ nhất và thể hiện hùng hậu khí thế cách mạng của công nông.

Nhạc sĩ Nga Trô-rơ-na-mô-ri-cốp đã thay đổi phần nhạc từ nhịp 2/4 của Đơjeytơ sang thành nhịp 4/4 đồng thời phối lại phần đệm, làm thay đổi giai điệu từ một hành khúc nhanh, vui kiểu các-ma-nhon (carmagnole) chuyển sang hành khúc hùng tráng, trang trọng. Bản nhạc đuọc xuất bản vào năm 1906 ở Nga.

Từ 1905, Lê-nin đã giới thiệu bài “Quốc tế ca” và tác giả thơ Ơ-gien Pôchiê trên các báo “Công nhân”, “Sự thật”. Và sau Cách mạng tháng Mười Nga, theo ý nguyện của Người, “Quốc tế ca” trở thành bài hát chính thức của nhà nước Xô-viết. Ngày ngày, bản nhạc hùng tráng ấy ngân vang trên đỉnh tháp điện Kremlanh. Đúng như Lê-nin nói, ngày nay, “Quốc tế ca” không chỉ được dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Và cũng không phải “hàng trăm triệu” như thời Lê-nin, mà là hàng nghìn triệu người trên trái đất hát vang bài hát lịch sử này.


Trắc nghiệm: Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát lúc đang ở đâu?

A. Trung Quốc

B. Việt Nam

C. Liên xô

D. Pháp

Trả lời

Đáp án đúng A. Trung Quốc

Khi phụ trách tổ chức, lãnh đạo lớp huấn luyện ở Quảng Châu (Trung Quốc) ngoài những giờ lên lớp, Nguyễn Ái Quốc còn đến dự những buổi thảo luận, những buổi diễn đàn của học viên, qua đó nắm những vấn đề học viên chưa hiểu, hoặc hiểu chưa thấu đáo để có kế hoạch bổ sung. Nhằm tạo cho những buổi sinh hoạt và học tập thêm sinh động, vui tươi, thắm tình quốc tế vô sản, Người tham gia đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát vào năm 1925. 


 

Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát lúc đang ở đâu?

Quốc tế ca được dịch sang Tiếng Việt

Theo một số tài liệu thì Nguyễn An Ninh (1899-1943) là người đầu tiên dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt. Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước, trí thức Nam bộ, từng du học ở Pháp, có quen biết Nê-ru (Ấn Độ) và có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc.

Về nước, ông mở tờ báo “Chuông rạn” (Cloche fêlée) tuyên truyền chống Pháp và tổ chức hội kín, bị Pháp bắt giam 5 lần và lần cuối cùng mất trong nhà tù Côn Đảo (1943). Hiện có một bản “Quốc tế ca” dùng thể thơ song thất lục bát, chưa rõ ai dịch và dịch từ lúc nào, rất ít được phổ biến. Phải chăng, đây là bản dịch của Nguyễn An Ninh?

Theo một số tài liệu khác thì năm 1925 (hay 1926?), “Quốc tế ca” lần đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt. Người đã dùng thể thơ dân tộc lục bát dịch lời thơ “Quốc tế ca” để dễ truyền bá trong quần chúng, vì một lẽ đơn giản là dân ta hầu hết đều “mù” nhạc.

Không rõ Người đã dịch từ tiếng Pháp hay tiếng Nga mà cũng chỉ dịch 3 khổ thơ 1, 2, 6 (như Kôt-xơ đã chọn dịch). Cũng có người cho rằng, Nguyễn Ái Quốc chỉ dịch khổ 1 và khổ thơ này được phổ biến rộng rãi trong nước từ 1930, còn 2 khổ thơ 2 và 6 lại do một người khác dịch. Năm 1926, Phan Trọng Bình sang dự lớp huấn luyện chính trị do “đồng chí Vương” (tức Nguyễn Ái Quốc) mở ở Quảng Châu. Ông đã dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt, lời theo đúng giai điệu âm nhạc và chỉ dịch khổ 1. Bản dịch này không được phổ biến trong nước (TKĐ đã giới thiệu trên Báo Nghệ Tĩnh số 700, ngày 22/3/1983).


Bản dịch Quốc tế ca của Việt Nam

Theo tài liệu của Trường Chinh lưu tại Viện Bảo tàng Cách mạng (Hà Nội) thì: “Tác giả bản dịch “Quốc tế ca” theo nhạc mà nhân dân Việt Nam vẫn hát ngày nay là đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí đã dịch trong thời gian học ở Liên Xô từ năm 1927-1930. Đồng chí Lê Hồng Phong và Trần Bình Long đã sửa bản dịch của đồng chí Trần Phú cho sát nghĩa, đúng nhạc hơn”. Bản này cũng chỉ dịch khổ thơ thứ nhất.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 18/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads