logo

Mở bài bằng lí luận văn học về thơ

icon_facebook

Khi các bạn có thể mở bài bằng lý luận văn học sẽ tạo được ấn tượng rất tốt về phần mở bài, bởi nếu như vận dụng được thì bài văn sẽ có giá trị cao về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên khi mở bài bằng cách này thì bạn cần đọc qua nhiều bài lý luận văn học hoặc có nghiên cứu về lý luận văn học, có một chút năng khiếu và kỹ năng viết văn. Toploigiai đã tổng hợp và biên soạn lại để các bạn có thể vận dụng lý luận văn học vào mở bài một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.


I. 30 nhận định lí luận văn học hay dùng làm mở bài

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”

2. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)

3. “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp)

4.“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)

5. “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos)

6.“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma tôp)

7.“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)

8.“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)

9.“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu)

10.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)

11. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)

12.“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki)

13. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)

14.“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)

15.“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)

16.“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)

17. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac)

18.“Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki)

19.“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)

20. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

21. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)

22. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)

23. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

24. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)

25. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

26. ”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)

27. “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

28. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)
29. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)

30. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
 


II. 5 mở bài bằng lí luận văn học về thơ ấn tượng áp dụng mọi đề


1. Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Gởi của Chế Lan Viên

“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như …:

Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Gởi của Chế Lan Viên

2. Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
(Xuân Quỳnh, Sóng)

Sinh ra ở trên đời, không ai lại không có một lần nguyện ước cho riêng mình điều chân thành như thế. Lạc vào thế giới huyền diệu trăm màu trăm sắc ấy, ta như ngợp đi giữa những yêu thương, giữa niềm khát khao hạnh phúc, giữa biết bao nỗi nhớ ngập tràn. “Tình ca ban mai” của Chế Lan Viên là bản nhạc lòng luôn tấu lên giai điệu ngọt ngào giữa muôn vàn thanh điệu của tình yêu.”

Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

3. Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Thời gian của Văn Cao

“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
...Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh”
(Thời gian – Văn Cao)

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp đẽ sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi qua nhưng những giá trị của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu vẫn vẹn nguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm này bên cạnh những nhân vật Phùng, Đẩu, lão đàn ông..., chúng ta hẳn là không thể quên được nhân vật người đàn bà hàng chài. Đây chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cách nhìn cuộc sống và con người, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.


4. Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Lòng mẹ của Y Vân

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”.
(Trích “Lòng Mẹ” – Y Vân)

Mẹ! mãi mãi là tiếng gọi thiêng liêng trong tiềm thức của mỗi con người. Mẹ là dòng sữa ngọt ngào, lời ru ấm áp, là bầu trời sưởi ấm hơi thở cho con. “Mất mẹ là mất cả bầu trời”. Hôm nay để tìm thấy tấm lòng người mẹ, tấm lòng cao quý, kính yêu đưa chúng ta nhớ đến truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962. Nhà văn khắc họa hình ảnh người mẹ nghèo thông qua nhân vật bà cụ Tứ cũng thật đẹp. Chúng ta cần phân tích để làm sáng tỏ hình ảnh: “Đằng sau tấm áo vá của người mẹ nghèo là một tấm lòng vàng”.


5. Mở bài bằng đoạn trích trong bài thơ Ong và Mật của Chế Lan Viên

Trong tác phẩm “Ong và mật”, “bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế” - Chế Lan Viên từng tha thiết chia sẻ:  

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật 
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay 
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc 
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây” 

Quả thật là vậy bởi những người nghệ sĩ cần mẫn từng ngày thật giống như  những con ong chăm chỉ. Ong hút tinh túy từ hoa chuyển hóa thành mật ngọt  còn các nhà văn chắt lọc những sự kiện, biến chuyển của cuộc đời chuyển hoá  thành thứ văn học cô đọng giá trị. Trong hàng hàng lớp lớp những người nghệ  sĩ đang miệt mài ấy có [Tên tác giả] cũng tìm cho mình một nhuy hoa cuộc đời  mà hút lấy để rồi trả lại cho người tác phẩm “[Tên tác phẩm]” + Vấn đề nghị  luận.

 

icon-date
Xuất bản : 12/09/2021 - Cập nhật : 08/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads