logo

Nghị luận Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài

Trên thế giới có vô vàn quyển sách thuộc thể loại, lĩnh vực khác nhau. Mỗi quyển đều chứa đựng nhiều giá trị riêng biệt, chỉ khi bản thân chúng ta thực sự chăm chỉ, hứng thú, miệt mài nghiên cứu thì mới có thấu hiểu, khám phá được điều đó. Thế nên để hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đọc sách, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài Nghị luận "Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng răng trên đài"

Nghị luận "Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng răng trên đài"

Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại, đọc, thưởng thức và nghiền ngẫm sách chính là phương thức giúp cho con người dễ tiếp cận với trân trời trí thức. Nhưng để đọc sách, tiếp nhận các giá trị của sách, đặc biệt là các tác phẩm văn học, thì luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Khi bàn về việc đọc sách nhất là các tác phẩm lớn, nhà văn của Trung Quốc Lâm Ngữ Đường từng nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”.

Nghị luận "Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng răng trên đài"

Theo như cách nói của nhà văn Lâm Ngữ Đường thì đọc sách cũng là một nghệ thuật. Việc đọc sách được ví như việc ngắm trăng, thưởng ngoạn cái đẹp, vẻ đẹp trần gian. Nhưng không phải ai cũng có cách đọc sách giống nhau, mỗi người đều có cách đọc, cách tiếp thu, cũng như lĩnh hội tinh hoa trong từng trang sách khác nhau. Ở mỗi độ tuổi điều đó được thể hiện một cách rõ ràng. 

Người trẻ tuổi “Đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá”, tuổi trẻ là độ tuổi mới bắt đầu tiếp thu với nền trí thức cơ bản, có những người tài giỏi thì sẽ xuất phát sớm hơn nữa. Song Muốn đào sâu được lĩnh vực mình theo đuổi hay là theo đuổi với trí thức xa lạ đáp ứng nhu cầu đọc rộng hiểu xa thì vẫn phải bắt đầu bằng thứ đơn giản nhất. Lúc này những kiến thức mà người trẻ tiếp thu được qua việc đọc sách cũng như nghiền ngẫm nó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ của cái đẹp, tức là một góc nhỏ của kho tàng trí thức.  

Với người lớn tuổi “Đọc sách như ngắm trăng ngoài sân” so với người trẻ đã có sự khác biệt. Lên độ tuổi cao hơn, khi đã trải qua quãng thời gian dài bắt đầu với việc đọc sách, thì người đọc đã tích lũy được cho mình những kiến thức sâu rộng theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách. Ví như từ vị trí giữa sân, người ngắm trăng có thể thưởng ngoạn cái đẹp, có thể tận hưởng cái đẹp trong không gian bao la, vậy nên có cơ hội cảm nhận vẻ đẹp của ánh trăng ở bề rộng. Đến tuổi già “ Đọc sách như thưởng trăng trên đài” theo dòng chảy thời gian, kinh nghiệm từ việc đọc sách đã trở nên phong phú hơn thì việc đọc hiểu cuốn sách càng dễ dàng hiểu sâu xa hơn, rộng hơn. Những người già cho thấy được vị thế “trên đài” của mình trong việc chiếm lĩnh, thông hiểu giá trị của cái đẹp khác xa với hai lứa tuổi còn lại. 

Từ đó cũng thấy được nhà văn đã rất khéo léo, tinh tế cũng như thông tuệ khi có thể so sánh cách đọc sách của các lứa tuổi với việc ngắm trăng. Cũng như thưởng thức trăng chính là thú vui tao nhã, là hoạt động lĩnh nhận cái vẻ đẹp thanh cao, mĩ lệ trong cuộc sống. Sư tăng tiến của các cấp tuổi thống nhất với sự thay đổi của kĩ năng, kĩ thuật đọc “nhìn – ngắm - thưởng” và sự thay đổi của khả năng cảm thụ, cảm nhận cái đẹp. 

Như vậy, rõ ràng, trình độ, kĩ năng lĩnh hội sách, kĩ năng cảm thụ văn học của con ngươi được nâng cao dần theo sự lớn lên của tuổi tác, càng đọc được nhiều sách, thì trang bị thêm được nhiều kiến thức hơn. Cũng từ việc đọc mà con người có thêm được kinh nghiệm trong cuộc sống thế nên người xưa mới thường nói “Gừng càng già càng cay”. Nhưng để tiếp thu lĩnh hội với nền văn chương nghệ thuật sâu sắc, muốn cảm nhận cho thấu đáo cái hay, cái đẹp của mỗi cuốn sách, chúng ta cần phải có kinh nghiệm đọc. Kinh nghiệm đó một phần được hình thành cùng với sự lớn lên, già đi của tuổi tác.

Thực tế mà nói, chúng ta cũng không thể chỉ tiếp thu từ trang sách mà còn phải học hỏi với nhiều bài học trong cuộc sống, để đắp nặn cho bản thân mình một vẻ đẹp hoàn mĩ. Bất cứ công việc nào cũng phải đòi hỏi con người phải có cho mình hai thứ đó là trí thức và kinh nghiệm, chúng song hành và chẳng thể tách rời. Liệu có ai từng thắc mắc rằng vốn kiến thức có trong sách này đến từ đâu? Tại sao con người có thể viết ra được? Chúng được hình thành từ lòng ham học, từ hoạt động tích luỹ hàng ngày của chúng ta. Thời gian sẽ giúp con người chăm chỉ tích luỹ nhiều hơn, tuổi tác tỉ lệ thuận với kinh nghiệm, càng cao tuổi càng dày dặn kinh nghiệm. 

Người trẻ tuổi tràn đầy sinh lực, năng lượng luôn muốn với tới những hoài bão ước mơ, khát vọng, song không phải ai cũng có cho mình một tính cách điềm đạm, bình tĩnh, tự chủ mà đa phần sẽ là những người tính khí còn nóng vội, thiếu kiên nhẫn, chưa có định hướng, lập trường vững vàng, thiếu vốn sống và kinh nghiệm sống luôn chịu sự chi phối của những thú vui bên ngoài. Nên đọc sách mà chưa thể thấy hết cái hay của sách, như nhìn trăng qua khe cửa vậy, chỉ thấy một không gian nhỏ hẹp, chưa có sự liên hệ với thế giới rộng lớn ở xung quanh. 

Còn những người lớn tuổi khí chất đã vững, từng trải, lập trường rõ ràng, suy luận cũng phong phú, không bị chi phối bởi cuộc sống vốn có nhiều điều phải lo nghĩ nên đọc sách một cách bình tâm, cảm nhận được cái hay của sách, giống như ngắm trăng ngoài sân, thấy ánh sáng rộng lớn. Tuy nhiên, tầm nhìn chưa thực sự rộng mở. Chỉ đến khi bước chân vào tuổi già thoát tục, tu dưỡng đã nhiều, nhân khí đã tinh lọc, không tham danh, vụ lợi, thoát khỏi ràng buộc của sự đời nhiễu nhương, bình tâm thưởng đạo, đọc sách bằng cái tâm minh tuệ nên có thể nhìn thấy được điều vi diệu của sách, giống như thể ngắm trăng trên đài cao, tầm nhìn mở rộng bất tận. 

Các tác phẩm văn học đích thực luôn chưng cất những giá trị sống, nhiều bài học quý báu về nhân sinh, và làm sao chúng ta có thể hiểu được những điều xa vời khi chưa thể hiểu hết cuộc sống của bản thân. Kinh nghiệm sẽ giúp ta lí giải được tại sao Nguyễn Du là người Việt Nam mà có thể kể lại câu chuyện về người con gái bên Trung Quốc, thời nhà Minh (“Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”) một cách chân thực, cảm động đến thế, tại sao Truyện Kiều lại trở thành cuốn sách có sức lay động mạnh mẽ đối với người đọc. Cũng giúp ta giải mã nghệ thuật cho các tác phẩm văn học được viết theo khuynh hướng hậu hiện đại (văn học phi lí) như các tác phẩm của Kafka, của Mac-két... 

Mỗi sáng tác nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những con chữ vô hồn, chúng chứa đựng trong đó cảm xúc, tư tưởng, và những công phu nghệ thuật của người viết. Người trẻ tuổi không kinh nghiệm, không chịu tìm tòi, mày mò tích lũy, chỉ biết lật đi lật lại trang sách, soi xét nhưng con số chữ viết một cách đơn thuần sẽ không thấm đượt như tưởng, tình cảm của tác giả, không thể giải được mã khoá nghệ thuật của người sáng tạo. 

Sách đem tới cho chúng ta những hiểu biết về thế giới xung quanh, những điều kì diệu. Vai trò mà nó đem tới là vô cùng to lớn, không có sách, không đọc sách con người sẽ không bao giờ có thể trưởng thành. Nhưng đọc sách thế nào để lĩnh hội được thật nhiều những tri thức đó mới là quan trọng nhất, thời gian có thể giúp con người thay đổi về hình dáng, trạng thái, tư duy nhưng không giúp cho những người chỉ biết ngồi im một chỗ có được những kinh nghiệm, những tinh hoa giá trị ẩn chứa trong những cuốn sách.

Tuổi trẻ, khi sinh lực dồi dào hãy trân trọng những gì bản thân có, để đọc, học, tìm tòi bằng chính cái tâm, đặt mình vào từng câu chữ thì mới cảm nhận được chiều sâu của mỗi áng văn, câu chuyện. Đừng để đến lúc có tuổi mới bắt đầu tìm đến với những cuốn sách, lúc đó sách chỉ để giải trí, làm bạn để giết thời gian chứ không thể được dùng để thưởng thức đúng cách, nhiều người cao tuổi cũng vì thế mà chưa chắc đã có trình độ tinh tế thưởng ngoạn được tác phẩm văn học như thế người trẻ bây giờ. Đấy là còn nhắc đến những trường hợp cách hiểu, cách cảm của tuổi già còn có bị hạn chế bởi tư tưởng thời đại.

Thế nên bàn về việc đọc sách, nghiền ngẫm nó cần có sự tích luỹ kinh nghiệm, cần sự chiêm nghiệm kĩ càng. Trước cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật, con người phải xác định được cho mình cách đọc, cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp thì mới tận hưởng được giá trị đích thực của nó. Tuổi trẻ nên trân trọng từng phút giây, đừng nóng vội bỏ cuộc khi chỉ mới bắt đầu, kiên trì, nhiệt huyết sẽ giúp  cho cánh cổng trí thức được mở ra đến lúc đó ta sẽ không còn cảm thấy hối hận và lãng phí với những tháng ngày nghiên cứu miệt mài.

icon-date
Xuất bản : 14/10/2023 - Cập nhật : 17/10/2023