logo

Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập chính là văn bản chứng minh chủ quyền của toàn dân tộc Việt Nam do Hồ Chính Minh biên soạn. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập qua bài viết dưới đây nhé!

Mở bài ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập       

       Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy và ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.

Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập | Văn mẫu 12 hay nhất

Thân bài ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập     

      Nói đến ý nghĩa của bản tuyên ngôn là nhắc tới giá trị lịch sử to lớn của nó. “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời khi cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác. “Tuyên ngôn Độc lập” khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...đồng thời nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật”. Điều đó khẳng định nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong suốt gần một thế kỷ để giành độc lập.


Kết bài ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập     

       Tuyên ngôn là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. Quả đúng, “Đây là một tác phẩm nổi tiếng nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.”

Các bài viết liên quan khác:

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập - Phần 1: Tác giả (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/12/2022