Câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Trả lời:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống, sâu bệnh:
+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.
+ Nhược điểm: Tốn công, làm được với diện tích hẹp, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh.
- Biện pháp thủ công:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.
+ Nhược điểm: Tốn công, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh.
- Biện pháp hóa học:
+ Ưu điểm: Tiêu diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công, hiệu quả cao.
+ Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
- Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật:
+ Ưu điểm: Hiệu quả bền vững, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.
+ Nhược điểm: Tốn kém về công sức và thời gian, không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu, bệnh.
* Khái quát chung về sâu bệnh
Sâu bệnh là cụm từ đã quá quen thuộc với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt đối với người nông dân thì đây đã trở thành vấn nạn, thậm chí có thể gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên để đưa ra khái niệm cụ thể thì không phải ai cũng hiểu đúng về cụm từ này.
Sâu hại: là danh từ chỉ chung các loài động vật thuộc ngành chân khớp phá hoại mùa màng, gây hại cho các loại cây trồng. Cấu tạo cơ thể các loại sâu hại gồm 3 phần là đầu, ngực và bụng, Đầu sâu có 2 đôi râu, bụng thì có 2 đôi cánh và đôi chân.
Bệnh hại: là trạng thái phát triển không bình thường của cây, gây nên bởi các vi sinh vật hoặc do điều kiện sống bất lợi cho cây trồng.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Công nghệ 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng -Kết nối tri thức