logo

So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8?

icon_facebook

Câu hỏi: So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8?

Lời giải:

So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8?

Hàm lượng vitamin của giống cam NO-3 cao -> giống cam NO-2 -> giống cam RNO-1 -> giống cam NO-1.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Công nghệ 10 Bài 9: Giống cây trồng

Kiến thức mở rộng về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt

Chăm sóc

Cắt tỉa, tạo tán giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả: Giai đoạn cắt tỉa chính của cây cam, quýt là vào mùa đông, thời điểm sau mỗi vụ thu hoạch. Còn giai đoạn này cắt tỉa với mục đích tập trung dinh dưỡng cho quả. Tiến hành cắt bỏ các cành bị sâu, cành bệnh, cành vượt. Chọn ngày nắng ráo để cắt tỉa. Cắt tỉa định kỳ hàng tháng sẽ giúp vườn thông thoáng, giảm sâu bệnh gây hại.

Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh. Phần cỏ còn lại trong vườn cần được giữ lại với mục đích giữ ẩm cho vườn, chống xói mòn, rửa trôi. Nếu cỏ quá cao có thể dùng máy cắt ngắn trả lại phân xanh cho đất.

Cây cam, quýt là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu úng vì vậy vào mùa khô cần tưới nước bổ sung để cho độ ẩm của đất đạt từ 60-70% là tốt nhất, vào mùa mưa cần thoát nước kịp thời tránh để cho vườn bị đọng nước quá 2 ngày sẽ làm thối rễ tơ. Có thể áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước tưới và chủ động được việc cung cấp dinh dưỡng cho cây thông qua tưới nước.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây cam, quýt thường bị sâu đục cành, thân, gốc, bọ xít xanh, nhện đỏ, nhện rám vàng, rệp, ruồi vàng đục quả, bệnh nứt thân chảy nhựa (nứt thân sùi bọt), bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh... gây hại; trong đó đặc biệt chú ý phòng trừ sâu đục cành, thân, gốc, ruồi vàng đục quả, bệnh nứt thân chảy nhựa và bệnh vàng lá thối rễ.

* Đối với sâu đục cành, thân, gốc: Trưởng thành sâu đục cành là con xén tóc màu xanh, trưởng thành sâu đục thân là con xén tóc màu nâu, trưởng thành sâu đục gốc là con xén tóc hoa (xén tóc sao). Trưởng thành đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 6, trứng đẻ vào nách lá ngọn, cành tăm, vỏ, khe nứt của thân, gốc sau đó đục vào trong ngọn, cành, thân, gốc. Sâu gây hại trong đó 8 đến 10 tháng làm cây sinh trưởng kém, lá vàng dần, năng suất giảm, hại nặng làm cây chết.

Biện pháp phòng trừ: Tháng 2 hàng năm, tiến hành quét vôi hoặc thuốc Boocdo quanh thân, gốc cây để hạn chế xén tóc đẻ trứng. Tháng 4-6, bắt diệt xén tóc vào sáng sớm và chiều tối. Dùng gai mây hoặc dây sắt luồn vào lỗ đục để tiêu diệt sâu non. Tỉa cành thường xuyên để cành thông thoáng; cắt cành mới héo do sâu đục cành gây ra. Dùng xi lanh bơm nước thuốc trừ sâu (ví dụ như thuốc Patox 95SP, …) hoặc dùng bông thấm nước thuốc nhét vào lỗ đục, sau đó lấy đất thịt bịt kín lỗ đục lại. Cây bị hại quá nặng thì cưa tận gốc, nếu dùng làm củi nên đun hết trước mùa xuân, nếu sử dụng vào việc khác phải ngâm nước để tiêu diệt nhộng.

* Đối với ruồi vàng đục quả: Gây hại giai đoạn quả từ chuyển hóa đường đến chín, hại nặng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11. Sâu non của ruồi vàng là dạng dòi. Dòi đục ăn thịt quả làm quả cam quýt bị thối, rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ: Đốn tỉa cành tạo cho vườn thông thoáng. Thu hoạch quả kịp thời. Thu nhặt quả bị hại đem chôn với vôi. Dùng các loại bẫy bả để diệt ruồi trưởng thành: Vizubon-D, bẫy protein, bẫy chua ngọt... Dùng thuốc Patox 4GR rắc quanh gốc cây để trừ nhộng.

* Đối với bệnh nứt thân chảy nhựa (nứt thân sùi bọt): Bệnh do nấm gây ra, thường hại ở phần gốc sát mặt đất, vườn cây rậm rạp, ít ánh sáng. Bệnh phát sinh gây hại nặng vào mùa mưa, những vườn bị úng nước, bón phân mất cân đối bị hại nặng hơn. Bệnh làm cho cây sinh trưởng chậm, làm giảm năng suất, cây suy yếu và chết.

Biện pháp phòng trừ: Thoát nước tốt cho vườn cây. Tỉa cành, tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Dùng dao cạo sạch phần vỏ quanh vết bệnh (cạo đến phần gỗ) sau đó sử dụng thuốc Boocdo, Đồng oxyclorua hoặc Mataxyl 500WP pha đậm đặc quét lên vết bệnh vừa cạo, quét 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày; sau khi quét thuốc vào vết vừa cạo, pha loãng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì rồi phun lên cây để diệt nấm.

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 20/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads