logo

Nêu suy nghĩ của em về chủ đề và nhân vật của tác phẩm "Khi gió mùa thổi về phía mẹ" của Đỗ Bích Thủy

Truyện ngắn với đặc trưng là kết cấu cùng diễn biến ngắn, đơn giản, nhưng vẫn đem lại sức hút lạ kỳ tới người nghe. Toploigiai sẽ cùng bạn Nêu suy nghĩ của em về chủ đề và nhân vật của tác phẩm "Khi gió mùa thổi về phía mẹ" của Đỗ Bích Thủy trong bài viết dưới đây nhé!

 

      Câu chuyện Khi gió mùa thổi về phía mẹ được tái hiện lại theo mạch cảm xúc của nhân vật tôi - khi nhớ về những kỉ niệm của gia đình về thời thơ ấu. Đó là những năm tháng nghèo đói, nhưng vẫn đầy ắp niềm vui và kỉ niệm. Khi ấy, gia đình dù có khó khăn, ba anh em mặc đồ thừa của nhau mà lớn lên, nhưng đó lại là những năm tháng vui và đẹp đẽ nhất. Nhân vật xuyên suốt dòng hồi tưởng, là ba anh em với tuổi sàn sàn nhau, khiến ta nhớ nhất chi tiết áo của anh lớn ướm thử vào anh hai, rồi cuối cùng là em út mặc vừa. 

      Những đứa trẻ ấy vừa ngoan vừa hiểu chuyện, khi chỉ sợ năm mới mình lớn thêm rồi, không có cơ hội được mặc áo mẹ đan cho nữa. Nhân vật mẹ trong câu chuyện là đại diện cho tình mẫu tử thiêng liêng, cả một đời hết lòng vì con cái. Khi thấy con mình còn đang buồn rầu vì sợ mặc chật rồi sẽ không còn áo nào mặc cho mùa đông tới nữa, mẹ đã cười hiền hậu nói rằng sẽ chuẩn bị áo mới cho, khiến đứa nào cũng vui vẻ khôn xiết. Ta còn ấn tượng với chi tiết chiếc áo len của ba anh em, được đan đi đan lại từ những mối len nối với nhau chằng chịt qua năm tháng. Đó không phải là những cuộn len trơn màu mới tinh, mà là vẫn những cuộn len cũ ấy, được mẹ tháo ra để đan thành chiếc áo mới - một chiếc áo đầy đủ màu sắc với những mối nối chằng chịt phía trong. 

Nêu suy nghĩ của em về chủ đề và nhân vật của tác phẩm "Khi gió mùa thổi về phía mẹ" của Đỗ Bích Thủy

      Thế nhưng, những đứa trẻ ấy không vì thế mà chê bai hay tỏ ra ghét bỏ. Trái lại, chúng vô cùng vui mừng háo hức trước cái manh áo mới của mẹ, dù có được gỡ ra đan lại từ những chiếc áo đã mặc chật trước đây. Chủ đề của chuyện là nguồn cảm hứng hay và đặc sắc “ khi gió mùa thổi về phía mẹ”. Đó là khi mẹ dù có nghèo, có vất vả, nhưng không bao giờ phải để đàn con chịu thiệt thòi. Và hình bóng của mẹ về sự vất vả cùng tình thương vô bờ đã in hằn vào tâm trí những đứa trẻ ấy, dạy cho chúng biết thương mẹ, dạy cho chúng nên người. 

      Sau này, dù không còn phải trải qua cái cảnh đói nghèo của mùa đông năm ấy nữa, nhưng hình ảnh mẹ ngồi đan áo len bên bếp lửa, còn anh trai vui vẻ mong mẹ đan thêm cho mình một chiếc máy bay màu xanh, hay em gái út mặc chiếc áo len hình con gà nhỏ đã cộc tới rốn vẫn sẽ là những hồi ức đẹp nhất trong tuổi thơ con. Tình cảm gia đình thật chứa chan ấm áp, là ngọn lửa ấm thắp sáng mùa đông giá lạnh và đói nghèo. 

-----------------------------------------

Vừa rồi, Toploigiai đã cùng bạn Nêu suy nghĩ của em về chủ đề và nhân vật của tác phẩm “ Khi gió mùa thổi về phía mẹ “ của Đỗ Bích Thủy. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/04/2023 - Cập nhật : 03/07/2023