logo

Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật

Lời giải:

* Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực. 

* Khác nhau: 

- Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không. 

- Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không. 

- Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên. 

=> Sự giống nhau của 2 tế bào chứng tỏ rằng cả 2 đều có chung nguồn gốc là tế bào nhân thực, sự khác nhau chứng tỏ sự tiến hóa của mỗi loại tế bào và nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mỗi loài sinh vật

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tế bào nhé!


1. Định nghĩa tế bào

Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là "những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống". Bộ môn nghiên cứu về các tế bào được gọi là sinh học tế bào.

Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật). Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào. Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét. 

Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật

Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

Trong cơ thể con người có khoảng 200 loại tế bào khác nhau. Một số loại tế bào hầu hết mọi người đều biết như là:

- Tế bào hồng cầu

- Tế bào cơ

- Tế bào da

- Tế bào thần kinh

- Tế bào mỡ


2. Thành phần hóa học của tế bào

Tế bào cấu tạo từ nhiều chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất vẫn là các chất hữu cơ:

Protein (chất đạm): Là một phức chất cấu tạo từ các nguyên tố hóa học cacbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Protein được xem là một đại phân tử, đây là thành phần quan trọng có mặt trong tất cả các tế bào;

Glucid (chất đường bột): Bao gồm các nguyên tố C, H và O. Trong cơ thể, glucid ở dưới dạng đường glucose (trong máu) và glycogen (có ở gan và cơ);

Lipid (chất béo): Tồn tại ở nhiều cơ quan, gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ khác với glucid. Lipit là chất dự trữ của cơ thể.

Axit nucleic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào, đây là các đại phân tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình di truyền.

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Một cơ thể sống có thể có một (VD: cơ thể đơn bào) hoặc rất nhiều tế bào (VD: con người).

- Một tế bào điển hình gồm:

- Màng sinh chất: 

- Chất tế bào: 

   + Ti thể 

   + Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi 

   + Trung thể 

- Nhân: 

   + Nhiễm sắc thể 

   + Nhân con

* Những điều thú vị về tế bào:

Con người là sinh vật đa bào, phức tạp. Các tế bào bên trong cơ thể có cấu tạo “chuyên biệt”. Điều này có nghĩa là mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng riêng và đặc biệt. Vì lý do này, mỗi loại trong số 200 loại tế bào khác nhau trong cơ thể có cấu trúc, kích thước, hình dạng và chức năng khác nhau và chứa các bào quan khác nhau.

Mỗi trong số 200 loại tế bào khác nhau trong cơ thể con người có trọng lượng và kích thước khác nhau. Trong cơ thể, một số tế bào được đóng gói dày đặc hơn, trong khi những tế bào khác được trải ra nhiều hơn.

Các tế bào liên tục chết, và những tế bào mới đang được thực hiện đồng thời. Trên hết, số lượng tế bào thực tế sẽ thay đổi từ người này sang người khác, tùy thuộc vào độ tuổi, chiều cao, cân nặng, sức khỏe và yếu tố môi trường của họ.

icon-date
Xuất bản : 25/12/2021 - Cập nhật : 27/12/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads