logo

Cây mẹ tạo cây con là phương pháp

Câu hỏi: Cây mẹ tạo cây con là phương pháp

A. Giâm cành

B. Chiết cành

C. Ghép cành

D. Tất cả đều đúng

Trả lời:

Đáp án B. Chiết cành

Chiết cành: Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

Cây mẹ tạo cây con là phương pháp

I. Đặc điểm thực vật cây ăn quả

1. Rễ: Rễ cây ăn quả gồm hai loại

Rễ mọc thẳng xuống đất (rễ cọc). Tuỳ theo mỗi loại cây, loại rễ này có thể xuống sâu từ 1 - 10 mét giúp cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.

Rễ mọc ngang, hỏ và nhiều, phân bố tập trung ở lớp mặt đất có độ sâu từ 0,1- 10 mét. Nhiệm vụ chủ yếu rễ là hút nước, chất dinh dưỡng.

2. Thân:

Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ, có tác dụng làm giá đỡ cho cây. Trên thân chính mọc ra các cành phân bố theo cấp độ khác nhau: Cành cấp 1 phát sinh từ trục chính của thân, cành cấp II phát sinh từ cành cấp I… Cứ theo thứ tự như vậy tới các cành cấp V, VI. Các cành cấp V thường là các cành mang quả.

3. Hoa

Cây ăn quả nhìn chung có ba loại hoa:

- Hoa đực: Nhị phát triển. Nhuỵ không phát triển.

- Hoa cái: Nhuỵ phát triển. Nhị không phát triển.

- Hoa lưỡng tính: Nhị, nhuỵ cùng phát triển.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hoa giúp cho việc tạo giống, nhân giống cây và có biện pháp điều khiển cho cây đậu quả cao.

4. Quả và hạt

- Cây ăn quả nhìn chung có nhiều loại quả như quả hạch (đào, mận, mơ,…), quả mọng (cam, quýt,…), quả có vỏ cứng (dừa, đào lộn hột…).

- Số lượng, hình dạng, màu sắc của hạt tuỳ thuộc từng loại quả.

Biết được đặc điểm của quả, hạt sẽ giúp cho việc chọn giống, bảo quản, chế biến và vận chuyển phù hợp.


II - Phương pháp nhân giống cây ăn quả

1. Phương pháp nhân giống hữu tính

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp tạo cây con bằng hạt.

Một số điểm cần chú ý khi tiến hành nhân giống hữu tính:

- Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.

- Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ấm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.

2. Phương pháp nhân giống vô tính:

Bao gồm các phương pháp chiết cành, giâm cành, ghép.

- Chiết cành là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

- Cành chiết phải là cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu, bệnh, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, đường kính 1 - 1,5 cm.


III. Phương pháp nhân giống hữu tính:

- Là phương pháp tạo cây con bằng hạt

- Khi nhân giống cần chú ý:

+ Nắm được đặc tính của hạt

+ Khi gieo hạt phải chú ý tưới nước và chăm sóc thường xuyên 

- Khó khăn: 

     + Dễ thoái hóa giống

     + Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền 

     + Cây chậm ra hoa, quả 


IV. Phương pháp nhân giống vô tính

Gồm : Chiết cành, giâm cành, ghép.

1. Chiết cành:

- Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.

- Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.

- Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.

- Khó khăn:

     + Hệ số nhân giống thấp.

     + Cây chóng cỗi.

     + Tốn công.

2. Giâm cành:

- Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (Đoạn rễ).

- Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.

- Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.

- Chọn thời vụ thích hợp.

- Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.

- Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.

- Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.

- Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (Nhà giâm).

3. Ghép:

- Gắn một đoạn cành (Hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ...

- Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.

- Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.

- Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.

     + Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.

     + Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.

- Khó khăn: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.


V.  Ưu, nhược điểm các phương pháp nhân giống cây ăn quả

Phương pháp nhân giống

Ưu điểm

Nhược điểm

Gieo hạt

Số lượng nhiều, nhanh, dễ thực hiện Cây con có thể khác cây mẹ về phẩm chất quả, lâu ra hoa.

Chiết cành

Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.

Giâm cành

Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả. Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết

Ghép

Giữ đặc tính cây mẹ, hệ số nhân giống cao, mau ra hoa quả, tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, duy trì nòi giống Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.
icon-date
Xuất bản : 25/12/2021 - Cập nhật : 27/12/2021