logo

Phép lai nào có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn

Câu hỏi: Phép lai nào có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn?

A. AaBb x AaBb

B. AaBb x aaBb

C. AaBb x Aabb

D. Aabb x aabb

Trả lời: 

Đáp án đúng là A. Phép lai AaBb x AaBb có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phép lai phân tích và cách tính tỷ lệ của từng loại kiểu hình ở đời con lai trong quy luật hoán vị gen nhé!

1. Lai phân tích

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

- Kết quả:

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

[CHUẨN NHẤT] Phép lai nào có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn

- Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.

Thông thường khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tớ các tính trạng đang được quan tâm như: kiểu gen AA quy định hoa tím, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp như: AA - thể đồng hợp trội, aa - kiểu đồng hợp lặn. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau gọi là thể dị hợp (Aa). Như trong thí nghiệm của Menđen, tính trạng trội hoa tím ở F2 do 2 kiểu gen AA và Aa cùng biểu hiện.

2. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

- Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

- Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:

Ví dụ:

P: AA × aa

F1: Aa

F1 × F1: Aa × Aa

F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 trội : 1 lặn

- Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:

+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.

Trội không hoàn toàn:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

3. Cách tính tỷ lệ của từng loại kiểu hình ở đời con lai trong quy luật hoán vị gen

a. Đề bài chưa cho biết tần số hoán vị:

         Các phép tạp giao có xảy ra hoán vị một bên hoặc hai bên luôn cho tối đa 4 loại kiểu hình: 1 loại kiểu hình mang hai tính trạng trội, 2 loại kiểu hình mang một tính trội một tính trạng lặn và 1 loại kiểu hình mang hai tính trạng lặn.

- Gọi x là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội (Kí hiệu: A‑B-)

- y là tỷ lệ kiểu hình mang tính trạng trội thứ nhất.(aaB-)

- z là tỷ lệ kiểu hình mang tính trạng trội thứ hai.(A-bb)

- t là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.(aabb)

Mà ta đã chứng minh được: % A-B- + %A-bb = %A-B- + %aaB- = 75%

                                            % A-bb + % aabb = % aaB- + %aabb = 25%

Thông thường học sinh hay gặp bài toán lai F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ hoặc giao phối gần. Vậy trong trường hợp này ta có công thức chung như sau.

- Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn = t.

- Tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội = 50% +t.

- Tỷ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội = 25% - t.

Ta xét một số ví dụ :

Ví dụ 1:

       Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều như nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn, được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là:

       A. 38%.                             B. 54%.                         C.42%.                           D. 19%.

Giải:

            Học sinh có thể áp dụng ngay công thức tính nhanh:

Tỷ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng = 50% + 4% = 54%.

Chọn đáp án: B.

Ví dụ 2:

          Ở một loài thực vật: A - lá quăn trội hoàn toàn so với a – lá thẳng; B- hạt đỏ trội hoàn toàn so với b – hạt trắng. Khi lai hai thứ thuần chủng của loài là lá quăn, hạt trắng với lá thẳng, hạt đỏ với nhau được F1. Cho F1 giao phấn với nhau thu được 20 000 cây, trong đó có 4800 cây lá quăn, hạt trắng. Số lượng cây lá thẳng, hạt trắng là

          A. 1250.                  B. 400.                C. 240                           D. 200

Giải

- Từ giả thiết, ta tính tỉ lệ cây lá quăn, hạt trắng:

%(A-bb) = 4800/20000 = 0,24= 24%.

Tỉ lệ kiểu hình của cơ thể mang 2 tính trạng lặn (lá thẳng, hạt trắng)

%(aabb) = 25% - 24% = 1%.

            Số lượng cây lá thẳng hạt trắng là: 1%20 000 = 200 (cây)

            Đáp án D

b. Đề bài cho biết tần số hoán vị f.

         Phương pháp quen thuộc để giải bài tập này là từ tần số hoán vị học sinh viết được sơ đồ lai. Từ sơ đồ lai xác định được tất cả tỷ lệ kiểu hình ở đời con. Tuy nhiên cách làm này sẽ lãng phí thời gian và dễ nhầm lẫn.

         Thay vì phải viết sơ đồ lai, học sinh có thể làm theo những bước sau đơn giản hơn rất nhiều.

            - Tính tỷ lệ giao tử hoán vị, giao tử liên kết.

                        Tỷ lệ giao tử hoán vị = f/2.

                        Tỷ lệ giao tử liên kết = 50% – f/2

            - Nhân các tỷ lệ giao tử hình thành nên kiểu gen với nhau.

Ví dụ 1:

Ở một loài thực vật A: quy định thân cao; a: quy định thân thấp. B: quy định hoa đỏ; b: quy định hoa trắng. Hai gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Cho cây thân cao hoa đỏ (AB/ab) lai với cây thân cao, hoa đỏ (Ab/aB). Hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số f = 20%. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau.

Giải:

 Từ tần số hoán vị ta tính tỉ lệ các giao tử rồi tính tỉ lệ cơ thể mang kiểu hình lặn, sau đó áp dụng cách làm ở mục 1:

                        - Tỉ lệ giảo tử hoán vị = f/2 = 20%/2 = 10%

                        -  tỉ lệ giao tử liên kết = 50% - f/2 = 50% - 10% = 40%.

            - Tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng (ab/ab) ở F1 = 10%.40% = 4%.

            - Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ = 50% + 4% = 54%.

            - Tỉ lệ cây cao hoa trắng = cây thấp, hoa đỏ = 25% - 4% = 21%.

Ví dụ 2:

            Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d quy định hoa vàng. E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai: 

[CHUẨN NHẤT] Phép lai nào có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn (ảnh 2)

trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình tạo giao tử đều xảy ra hoán vị gen ở 2 cơ thể bố, mẹ giữa B và b với tần số 20%; E và e với tần số 40% cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỷ lệ:

A.18,75%                   B. 38,94%                  C. 30,25%                  D.56,25%.

Giải :

 Bài tập liên quan đến 4 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể nên ta tách riêng từng cặp nhiễm sắc thể để tính cho đơn giản.

- Cặp 1: AB/ab  AB/ab; f1 = 20%

   % Thân cao, hoa tím = %(A-B-) = 50% + %aabb  = 50% + 40%.40% = 66%.

- Cặp 2: DE/deDE/de; f2 = 40%.

    % Quả đỏ, tròn = %(D-E-) = 50% + %ddee  = 50% + 30%.30% = 59%.

Tỷ lệ F1 cần tìm: 66%.59% = 38,94%

Đáp án B. 

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2021