logo

Chim xây tổ như thế nào?

Câu hỏi: Chim xây tổ như thế nào?

Trả lời: 

Việc làm tổ là một hiện tượng rất quan trọng trong đời sống của chim. Trừ một số ít loài chim, đến mùa sinh sản, chúng chỉ tìm chỗ thuận tiện để đẻ trứng mà không hề gia công tu sửa chỗ đẻ trứng của mình, còn hầu hết các loài chim khác đều ít nhiều có làm tổ, mỗi loài đều có cách làm tổ riêng.

Có nhiều tổ chim, phần lớn là của các loài chim kém tiến hóa, được hình thành một cách tự nhiên, đơn giản nhưng cũng không ít loài chim đã phải mất rất nhiều công sức để xây dựng chiếc tổ của mình. Có thể ví loại tổ này gần như một công trình nghệ thuật và giữa hai dạng trên còn biết bao nhiêu dạng trung gian khác nữa.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cách xây tổ của một số loài chim nhé .


1. Chim yến dùng miệng tiết nước bọt ra để làm tổ, dùng mỏ quẹt kéo thành sợi đan thành tổ

Khi đã chọn được một vị trí thích hợp thì cũng là lúc tuyến nước bọt của yến phát triển để chuẩn bị cho quá trình xây tổ. Thời gian để nước bọt của chim yến khô lại thường sau 2-3 tiếng. Nước bọt được đẩy ra miệng yến bằng lưỡi và quẹt lên thành vách tạo hình. Cứ mỗi đêm, chim yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ cho đến khi nào định hình thành chiếc tổ cứng cáp. 

Chim xây tổ như thế nào?

Theo thống kê, trong 1 đêm chim yến chỉ xây được 1mm tổ yến. Điều đáng nói ở đây là công việc này chắc hẳn là đau đớn. Bởi trong quá trình xây tổ, chúng phải nhắm mắt, xù lông, rất vất vả mới có thể tiết được nước bọt lên thành vách. Và kết hợp với hành động đập cánh liên tục. Vậy nên khi thu hoạch, chúng ta luôn thấy tổ yến có lẫn cả lông yến và bụi cát. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ tổ yến lại vô cùng cao. Và điều hiển nhiên là giá thành cũng không hề rẻ.

Đến khi tổ yến đã thành hình với đủ độ lớn và vững chắc là lúc đẻ trứng. Chúng sẽ nhảy lên mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ để tạo nơi đẻ trứng. Dấu hiệu cơ bản mà chúng ta có thể biết được rằng khi nào yến sắp đẻ trứng, đó là trong tổ có lớp xơ mướp, báo hiệu mùa sinh sản của yến đã bắt đầu.


2. Én cát đào đất làm tổ trên những con đê

Loài én cát (Sand Martin) nhỏ xinh này có tập tính bầy đàn với số lượng cực lớn, có thể lên đến 4000 cá thể. Chúng sống theo cặp, mỗi đôi chim sẽ tìm nơi đất mềm, đủ để đào một cái tổ nhỏ sâu khoảng 50 cm trên những bờ đê tự nhiên hoặc nhân tạo.

Én cát thường làm tổ ở bờ đê vì nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng sống tập trung tại những nguồn nước lân cận. Được biết, mùa sinh sản của én cát bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8. Vào thời gian này, các cặp đôi chim én sẽ nhộn nhịp đi thu thập cỏ, rễ cây, lá cây và lông vũ để chuẩn bị lót tổ. Sau đó, khoảng 2 đến 7 cái trứng nhỏ xinh màu trắng sẽ được lấp đầy trong tổ và con mái có nhiệm vụ ấp trứng. Én cát trưởng thành trong mùa sinh sản.


3. Chim thợ dệt xây tổ to như đống rơm

Nhìn hình bên dưới các bạn có thể thấy tổ của chúng to và thô kệch, một khối hỗn tạp của rơm và cành cây. Trên thực tế đây chính là một cấu trúc tương tự như những "khu phức hợp" hoặc chung cư của loài người, là nơi trú ngụ của hơn 400 cá thể chim thợ dệt.

Chim thợ dệt (Weavers, hay đầy đủ hơn là Sociable Weavers) là một loài thuộc họ chim sẻ đặc hữu của Nam Phi, chúng có tập tính bầy đàn và tổ chức xã hội rất cao. Chim thợ dệt cùng nhau xây tổ và có sự phân chia nhiệm vụ vô cùng chặt chẽ. Được biết, trong quá trình tìm rơm và cành cây về xây tổ, các con chim đầu đàn sẽ giám sát và trừng phạt những con chim lười biếng trong bầy. Bất cứ thành viên nào tỏ ra ích kỷ, chỉ chăm chút tổ của mình mà quên đi nghĩa vụ cùng lợp mái che chính cho cả quần thể thì sẽ bị chim giám sát đuổi khỏi tổ. Thế nhưng một điều gây ngạc nhiên khác cho các nhà nghiên cứu là chim thợ dệt có bản tính "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Nếu những con chim phạm lỗi biết quay đầu là bờ, trở lại với tinh thần hợp tác hơn thì chúng sẽ được cả bầy thu nhận lại.

Tổ chức xã hội của loài chim này là độc nhất vô nhị trong tự nhiên, đúng với tiền tố "Sociable" trong tên của chúng. Chim thợ dệt sống rất đoàn kết, cái tổ khổng lồ mà chúng xây có thể được sử dụng cho nhiều thế hệ chim con cháu đời sau. Ngoài việc che mưa nắng và có khả năng cách nhiệt tốt, độ bền của cái tổ này có thể lên đến 100 năm. Thật đáng ngạc nhiên đúng không?!


4. Cò trắng xây tổ

Tổ cò trắng (mặt ngoài) được xây dựng từ cành cây gỗ, độ dày của nó thậm chí đạt đến vài cm. Phần bên trong được đặt trong các nhánh mỏng hơn và mềm hơn, với thân cây, cỏ, đất, phân, rơm và cỏ khô thường được bắt trong các bức tường của nó. Phần dưới được lót bằng một lớp vật liệu mềm khá dày - với rêu, cỏ khô, lá, cỏ khô, len, v.v.

Ngoài ra trong tổ bạn có thể tìm thấy rác đa dạng nhất - vải vụn cũ, phim, giấy tờ, các mảnh dây thừng, v.v.

Ở Nga, những con cò trắng lâu đời nhất (khoảng 35 tuổi) được tìm thấy ở vùng Tver và Kaluga. Ở Tây Âu (ở Đức, Ba Lan và Hungary) có những tổ đã hơn 100 năm tuổi.

Việc làm tổ là một hiện tượng rất quan trọng trong đời sống của chim. Tất nhiên là thế! Tổ là nơi chim đẻ trứng, ấp và nuôi chim non từ những ngày đầu mới nở cho đến lúc chúng có thể sống tự lập được. Nó giữ cho trứng và chim non được ấm áp, giảm tỷ lệ tử vong vì khí hậu không thuận lợi và che mắt kẻ thù.


5. Tổ loài chim nào bé nhất ,lớn nhất?

Loài chim nào trên thế giới làm chiếc tổ bé nhất và loài nào làm tổ lớn nhất. Đây cũng là vấn đề còn phải bàn cãi. Nhưng với những hiểu biết hiện nay thì hình như loài yến mào ở nước ta và một số chim ruồi tí hon ở châu Mỹ có chiếc tổ bé nhất.

Chim xây tổ như thế nào? (ảnh 2)

Tổ chim ruồi thường không lớn hơn nửa vỏ quả vải thiều với đường kính chừng 3cm, còn tổ của loài yến mào thì chỉ vừa đựng một quả trứng độc nhất dài 28mm và rộng 16mm. Vì tổ quá bé nên lúc ấp con chim phải đậu ngay trên cành cây rồi phủ lông bụng lên quả trứng.

Nhiều loài chim làm tổ khá lớn, nhưng có lẽ không có loài nào sánh kịp loài đại bàng đầu trắng sống ở châu Mỹ. Người ta đã tìm thấy một tổ của loài này có đường kính rộng 2,5 mét, cao 3,5 mét và nặng đến 2 tấn và có một tổ khác rộng 3 mét và cao đến 6 mét. Tuy nhiên đoạt giải quán quân về làm tổ có kích nước lớn có lẽ là loài gà Leiopa ocellata sống ở phía nam châu Úc và các đảo lân cận. Tổ của loài gà này trông giống như một cồn đất lớn, có khi cao đến 6 mét và rộng 15 mét. Thực ra có thể nói rằng đây là một thứ lò ấp trứng hơn là một chiếc tổ chim bình thường.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 29/12/2021