logo

Nêu các tính chất hóa học của bazơ?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Nêu các tính chất hóa học của bazơ?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học 9.


Trả lời câu hỏi: Nêu các tính chất hóa học của bazơ?

- Tác dụng với chất chỉ thị màu.

+ Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

+ Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO+ Cu(OH)2 ↓

- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Nêu các tính chất hóa học của bazơ?

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Bazo nhé!


Kiến thức tham khảo về Bazơ


1. Bazơ là gì?

- Bazơ kiềm là một hợp chất hóa học mà phân tử bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH (Hydroxit), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm OH. Hoặc ta cũng có thể hiểu, bazơ là những chất hòa tan trong nước và có độ pH > 7 khi ở trong dung dịch.

- Bazơ Có công thức chung của Bazo có dạng B(OH)x trong đó x là hóa trị của kim loại.

Ví dụ: Cu(OH)2 , Mg(OH)2 , Fe(OH)3 , Al(OH)3….

Nêu các tính chất hóa học của bazơ? (ảnh 2)

2. Phân loại bazơ                           

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

- Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3


3. Cách đọc tên gọi của bazơ

-Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.  

VD : NaOH : Natri hiđroxit.

         Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.


4. Tính chất vật lý của bazơ

- Bazơ tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch.

- Bazơ có nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.

- Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số nhớt.

- Bazơ có mùi và có vị đắng.

- Bazơ tan trong nước thường không màu, bazơ không tan trong nước (kết tủa) thường có màu.


5. Tính chất hóa học của bazơ

a. Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

b. Dung dịch bazơ + oxit axit → muối + nước.

Ví dụ:

2NaOH + SO→ Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4PO4)2↓ + 3H2O

c. Bazơ (tan và không tan) + axit → muối + nước.

Ví dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)+ 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

d. Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối → muối mới + bazơ  mới.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

e. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:

Cu(OH)2 →t0 CuO + H2O

2Fe(OH)3 →t0 Fe2O3 + 3H2


6. Ứng dụng của bazơ

- Các bazơ có tính chất chung như vị đắng, cảm giác trơn, biến màu giấy quỳ đỏ thành xanh, trung hòa acid. Do có vị đắng nên các bazơ ít phổ biến trong thực phẩm hơn acid. Ác cảm của chúng ta đối với vị của bazơ là do sự thích ứng mang tính tiến hóa để cảnh báo chúng ta chống lại các alkaloid, là các bazơ hữu cơ được tìm thấy trong thực vật vốn thường có độc. Tuy nhiên một số thực phẩm chẳng hạn như cà phê và socola, chứa hàm lượng nhỏ bazơ. Nhiều người thích vị đắng, nhưng chỉ sau khi thu được vị này qua thời gian.

- Các bazơ có cảm giác trơn vì chúng phản ứng với dầu trên da tạo thành những chất giống như xà phòng. Một số dung dịch tẩy rửa gia dụng, chẳng hạn như ammonia thì có tính bazơ có đặc tính trơn của bazơ. Các bazơ biến giấy quỳ đỏ thành xanh, trong phòng thí nghiệm, giấy quỳ thường được dùng để xác định tính bazơ của các dung dịch.

- Một số bazơ phổ biến trong phòng thí nghiệm hóa học như NaOH, KOH. Chúng được dùng trong xử lý dầu mỏ và bông, trong sản xuất xà phòng và nhựa. NaOH là thành phần hoạt tính trong các sản phẩm như Drano nhằm làm thông các ống dẫn nước. Ở nhiều gia đình, bạn có thể tìm thấy NaHCO3 trong tủ thuốc, nó là một thành phần hoạt tính trong một số chất làm giảm độ acid dạ dày.


7. Lưu ý khi sử dụng bazơ

- Tiếp xúc trực tiếp sẽ gây kích ứng da và thấm qua da với các triệu chứng: ngứa, mọc vảy, tấy đỏ, bỏng…

- Hít phải sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như: cháy nám phổi, hắt hơi, ho. Thậm chí khi hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là chết.

- Nuốt phải gây bỏng niêm mạc dạ dày, ruột, nuốt phải nhiều có thể gây thủng thực quản, rối loạn ý thức.

- Dính vào mắt sẽ gây tổn thương vùng mắt, có thể dẫn đến mù lòa. Khi có những triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa…trực tiếp đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và kiểm tra, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

- Khi tiếp xúc sẽ gây đột biến các tế bào vú dẫn đến ung thư vú.

- Ăn mòn kim loại, khi phản ứng với một số kim loại tạo thành hơi dễ gây cháy.

- Tác dụng với một số axit gây phản ứng cháy nổ.

- Đun nóng xút tạo ra hơi ăn mòn.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 15/03/2022