logo

Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là?

- Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

- Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O


Kiến thức tham khảo về Bazo 


1. Bazơ là gì?

- Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là?

- Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.

- Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây:

M(OH)n

Trong đó:

+ M là môt kim loại

+ n là Hóa trị của kim loại.

- Ví dụ :

+ CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH

+ CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3

+ CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH


2. Tính chất vật lý của bazo

    Những tính chất chung của các loại bazơ bao gồm:

- Có cảm giác nhờn, hoặc có mùi và có cảm giác như xà phòng khi cầm trên tay, vì sự xà phòng hoá của Lipid trong da người.

- Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.

- Đổi màu các chất chỉ thị: dung dịch bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh, dung dịch Phenolphthalein không màu thành màu hồng, giữ nguyên màu xanh của bromothymol, và đổi màu methyl cam thành màu vàng.

- Độ pH của dung dịch bazơ luôn lớn hơn 7.

- Bazơ có vị đắng.

- Có các Bazơ tan được trong nước: Na, Cs, K, Rb, Li, Fr: kiềm hóa trị 1 hoặc Ca, Sr, Ba, Ra: kiềm thổ hóa trị 2 (trừ Mg,Be),Amoniac (NH3) và các Ankyl amin như CH3NH2,... hay các amin của hợp chất (CnH2n-1)-, (CnH2n-3)- như: C2H3NH2, C3H3NH2,... Tạo thành các dung dịch BaZơ là NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2, LiOH,...

- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3..., Mg(OH)2, Be(OH)2 và các Amin vòng thơm như C6H5NH2,...

- Amoniac, các Ankyl amin và amin của các hợp chất (CnH2n-1)-,(CnH2n-3)- dễ bay hơi

- Bazơ tan có thể làm cho quỳ tím chuyển màu xanh - phenol phtalein chuyển màu đỏ.


3. Tính chất hóa học của bazo

- Đổi màu chất chỉ thị

+ Đổi màu quỳ tim thành màu xanh

+ Đổi màu dung dịch Phenolphthalein thành màu hồng

+ Đổi màu Methyl thành màu vàng

- Bazơ tác dụng với oxit axit

Khi Bazơ tác dụng với oxit axit sẽ tạo thành muối và nước. Ví dụ về một phương trình phản ứng như sau:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

- Bazơ tác dụng với axit 

Khi tác dụng với axit, Bazơ sẽ tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng được hiển thị như sau:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO→ Cu(NO3)2 + H2O

- Bazo tác dụng với muối

Khi cho Bazơ tác dụng với muối sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới theo phương trình phản ứng điển hình sau đây:

2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

- Bazơ nhiệt phân hủy

Đối với Bazơ không tan sẽ bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước theo phương trình phản ứng sau đây:

Cu(OH)2 →  CuO + H2O

2Fe(OH)3  →Fe2O3 + 3H2O


4. Phân loại bazơ

- Dựa vào tính chất hóa học, ta có thể chia thành:

+ Bazơ mạnh như NaOH, KOH, …

+ Bazơ yếu như Fe(OH)3, Al(OH)3

- Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

+ Những bazơ không tan:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3


5. Các loại bazơ thường gặp

- Bazơ mạnh

+ Liti hiđroxit LiOH

+ Natri hiđroxit NaOH

+ Kali hiđroxit KOH

+ Rubiđi hydroxit RbOH

+ Xesi hydroxit CsOH

+ Canxi hydroxit Ca(OH)2

+ Stronti hydroxit Sr(OH)2

+ Bari hydroxit Ba(OH)2

+ Tetrametylamoni hydroxit

+ Guanidine

- Bazơ siêu mạnh

+ Ortho-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2

+ Meta-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2

+ Para-diethynylbenzene dianion (C6H4(C2)2)2

+ Liti monoxide anion (LiO−)

+ Butyl lithium (n-C4H9Li)

+ Liti diisopropylamide (LDA) [(CH3)2CH]2NLi

+ Liti diethylamide (LDEA) (C2H5)2NLi

+ Natri amide (NaNH2)

+ Natri hydride (NaH)

+ Liti bis(trimethylsilyl)amide [(CH3)3Si]2NLi


6. Ứng dụng của Bazơ

- Dùng để xử lý nước (đặc biệt là nước hồ bơi)

+ Khi hòa tan trong nước, Bazơ có khả năng làm tăng nồng độ pH. Ngoài ra người ta cũng dùng nó để trung hòa và khử cặn bẩn trong đường ống cấp nước.

Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là? (ảnh 2)

- Trong ngành công nghiệp hóa chất, dược

+ Bazơ được sử dụng để sản xuất sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen),… làm chất tẩy trắng, chất khử trùng.

+ Ngoài ra, nó còn được dùng làm nước rửa chén nhờ khả năng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật.

+ Được sử dụng làm hóa chất để xử lý đối với gỗ, tre, nứa,… để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sunphat và Soda.

- Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm

+ Nhiều bazơ được dùng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, làm cho vải dễ hấp thụ màu nhuộm và có độ bóng.

- Trong ngành dầu khí

+ Bazơ dùng để cân bằng độ pH cho dung dịch khoan, như là loại bỏ sulphur, các hợp chất sulphur hay các hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ.

Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là? (ảnh 3)
 Được dùng để pha chế dung dịch kiềm giúp xử lý rau

- Trong ngành thực phẩm

+ Được dùng để pha chế dung dịch kiềm giúp xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng.

- Trong phòng thí nghiệm

+ Bazơ là một hóa chất vô cùng quan trọng, được dùng để phục vụ trong học tập và nghiên cứu.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 15/03/2022