logo

Nặng nề là từ láy hay từ ghép?

Câu trả lời chính xác nhất:

"Nặng nề" là từ láy hay từ ghép? Câu trả lời đó là "Nặng nề" là từ láy. Vì khi tách ra từ nặng có nghĩa nhưng từ nề không có nghĩa, nếu là từ ghép thì khi tách ra tất cả các từ đơn đều phải có nghĩa.

Các bạn hãy cùng Toploigiai tìm hiểu kĩ hơn về từ láy và từ ghép qua bài mở rộng dưới đây nhé.


1. Từ láy

Nặng nề là từ láy hay từ ghép

a. Từ láy là gì?

Các bạn có thể đã sử dụng từ láy trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và ngay cả trong các bài làm văn của môn học Ngữ văn của mình mà các bạn đã không nhận ra. Nguyên nhân ở đây là do chưa nắm bắt được rõ ràng về định nghĩa từ láy là gì nên các bạn không thể nhận biết được rằng mình đã sử dụng chúng.

Thế nào là từ láy? Là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự như nhau chỉ về vần hay chỉ về âm, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

Trong từ láy có thể 1 tiếng có nghĩa hoặc cả 2 tiếng đều không có nghĩa nhưng khi gộp lại chung với nhau tạo thành một từ có nghĩa. Ví dụ: Long lanh, lung linh, bấp bênh, bỡ ngỡ, bơ vơ,..

>>> Xem thêm: Mong ngóng” là từ ghép hay từ láy?

b. Phân loại từ láy

Từ láy được chia thành 2 loại chính là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ: Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn cả âm và vần.

Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.

Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…

Từ láy bộ phận: Là những từ có tiếng lặp lại về phần âm (người ta thường gọi là từ láy âm).

Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…

Hoặc lặp lại phần vần (người ta gọi là từ láy vần).

Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

>>> Xem thêm: Minh mẫn” là từ ghép hay từ láy?


2. Từ ghép

a. Từ ghép là gì?

Từ ghép là từ loại được tạo thành bởi 2 từ đơn. Tuy nhiên, điều kiện của 2 từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa bổ sung cho nhau.

Các trường hợp thường thấy về từ ghép là được hợp thành từ 1 danh từ và 1 động từ, 1 danh từ và 1 tính từ hoặc 2 động từ với nhau.

Ví dụ: Các từ ghép được với từ khăng, từ sét là: khăng khăng, chơi khăng, sấm sét, đất sét, tiếng sét…

Vậy còn từ xét ghép với từ nào để tạo thành từ ghép? Đó là từ: xét nét, xét xử hay xem xét…

b. Phân loại từ ghép

Từ ghép đẳng lập

Khái niệm: từ ghép đẳng lập là loại từ ghép trong đó các tiếng đều có vai trò ngang nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính hay đâu là tiếng phụ. Các tiếng của từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể hoán đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép đó không thay đổi.

– Ví dụ về từ ghép đẳng lập: quần áo, bạn bè, sách vở, ông bà, mưa gió, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, nghĩ suy, trường lớp, trầm bổng, ước mơ, xinh đẹp, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, trai gái…

– Ý nghĩa từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn ý nghĩa của từng tiếng trong nó.

Từ ghép đẳng lập sẽ có tính chất hợp nghĩa.

Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà được tạo thành bởi một thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….


3. Phân biệt từ láy và từ ghép

Nặng nề là từ láy hay từ ghép

a. Xét ví dụ: "Nặng nề" là từ láy hay từ ghép

"Nặng nề" là từ láy. Vì khi tách ra từ nặng có nghĩa nhưng từ nề không có nghĩa, nếu là từ ghép thì khi tách ra tất cả các từ đơn đều phải có nghĩa.

=> Từ láy và từ ghép rất dễ gây nhầm lẫn, vậy nên chúng ta cần biết cách phân biệt chúng

b. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cách 1: Đảo lộn các tiếng

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau nếu đảo được mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, nếu không có nghĩa gì là từ láy âm.

Ví dụ: từ “loè loẹt” là từ láy âm vì đảo ngược lại “loẹt loè” không có ý nghĩa gì, nhưng từ hoa quả đổi lại quả hoa cũng có nghĩa.

Các từ tương tự như: mờ mịt, tối tăm, thẫn thờ, giữ gìn,…Ngược lại nếu đảo không được là từ láy

Ví dụ: rõ ràng, thấm thoát, lạnh lùng, may mắn,…

Cách 2:  Từ ghép thuần Việt 2 âm tiết đều có nghĩa nên không thể là từ láy

Lấy ví dụ: che chắn, trai trẻ và máu mủ,… đây được coi là từ ghép nhé các bạn. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó được xem là từ láy âm Vd: lảm nhảm, tàu lửa, lạnh lùng,…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

--------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về từ ghép và từ láy qua câu hỏi "Nặng nề" là từ láy hay từ ghép và một số kiến thức mở rộng. Chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 17/08/2022