Câu hỏi: Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
Lời giải:
Quan sát người thân trong gia đình của mình theo năm tháng, em thấy họ ngày càng già đi. Mái tóc bố dần dần chuyển bạc, gương mặt mẹ dần xuất hiện những nếp nhăn. Và theo thời gian, bố mẹ mỗi năm thêm một tuổi, em cũng vậy. Tuy nhiên, khi nhìn lại, em càng lớn bao nhiêu, bố mẹ sẽ ngày một già đi bấy nhiêu. Phải chăng, đó là sự đánh đổi hay là quy luật nghiệt ngã của tạo hóa? Em cảm thấy rất buồn, vì biết rằng, thời gian ở bên bố mẹ, sẽ ngày ít đi. Bố mẹ đã hi sinh cho con cái rất nhiều. Họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, để cho con một cuộc sống tốt nhất. Điều đó khiến em ngày càng yêu thương, trận trọng, biết ơn và tự nhủ phải có lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành.
Tìm hiểu thêm kiến thức về bài thơ Mẹ:
Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người.
Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”.
Tình cảm của người con dành cho mẹ
Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.
Câu thơ: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ hoàn dụ so sánh nhân hóa
=> Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.
Tình cảm của người con:
Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.
Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ
=> Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.
Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?
=> Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.
+ Bài thơ được chia là 5 khổ, vần trong bài thơ là vần hỗn hợp. Các dòng thơ được ngắt nhịp 1/3 và 2/2.
+ Bài thơ sử dụng biện pháp đối lập để thấy được sự xanh tươi của cây cối đối lập với sự tàn phai của mẹ và câu hỏi tu từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trân trọng mẹ của người con.