logo

Minh mẫn là từ ghép hay từ láy?

Câu trả lời chính xác nhất:

“Minh mẫn” là từ láy. Giải thích: Vì minh và mẫn là hai từ không có nghĩa và hai từ lại có âm đầu giống nhau => Là từ láy

Để hiểu rõ hơn “Minh mẫn” là từ ghép hay từ láy? mời Các bạn hãy cùng Toploigiai đến với những kiến thức bổ ích về Từ láy và từ ghép qua bài tìm hiểu dưới đây nhé.


1. Từ láy

Minh mẫn là từ ghép hay từ láy

a. Từ láy là gì?

Từ láy là từ được tạo nên từ các tiếng giống nhau về vần. Thông thường từ gốc ở phía trước và từ láy âm hoặc vần của tiếng gốc sẽ ở phía sau. Các tiếng đó có thể là một hoặc hai tiếng và chúng đều không có nghĩa. Tuy nhiên chúng sẽ thành từ có nghĩa khi ghép lại với nhau.

>>> Xem thêm: "Hoảng hốt" là từ láy hay từ ghép?

b. Phân loại từ láy

Từ láy toàn bộ

Là những từ láy mà các tiếng lặp lại cả âm và vần.

Ví dụ:  Xanh xanh, xa xa, ào ào, luôn luôn, …

=> Láy toàn bộ tạo cảm giác mạnh hơn.

Một số từ láy có sự thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự tinh tế, hài hòa về âm thanh.

Ví dụ: Trăng trắng, mơn mởn, thoang thoảng, thăm thẳm …

Từ láy bộ phận

Là những từ có tiếng lặp lại về phần âm (người ta thường gọi là từ láy âm).

Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…

Hoặc lặp lại phần vần (người ta gọi là từ láy vần).

Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

>>> Xem thêm: "Mệt mỏi" là từ láy hay từ ghép?


2. Từ ghép

a. Từ ghép là gì?

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai từ đơn trở lên và kèm theo điều kiện là những tiếng tạo nên từ ghép buộc phải có nghĩa cụ thể, có nghĩa chính là mỗi từ đơn khi đứng một mình đều có ý nghĩa. Thông thường từ ghép sẽ có số lượng là hai từ đơn, nhiều trường hợp đặc biệt khác có thể tồn tại từ ghép từ 3 từ.

Ví dụ: Quần áo chính là từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đơn là “quần” và “áo” có thể thấy 2 từ đơn là quần và áo khi đứng riêng 1 mình thì đều có nghĩa.

b. Phân loại từ ghép

Minh mẫn là từ ghép hay từ láy

Từ ghép chính phụ

Đây là loại từ có phân ra rõ ràng từ chính và từ phụ. Từ chính bao quát nghĩa của cụm từ, từ phụ có vai trò bổ sung thêm giúp ý nghĩa được rõ ràng, xác thực hơn.

Ví dụ: bánh kem, miến gà, biển cả…

+ Đối với từ bánh kem, bản thân từ “bánh” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được vấn đề đang được đề cập. Tuy nhiên, khi ghép với từ kem sẽ nhấn mạnh rằng đây là chiếc bánh kem, bánh ngọt hay bánh gato dùng trong các bữa tiệc sinh nhật.

+ Từ ghép với từ miến là từ “gà”. Khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ giúp người nghe biết rõ đây là loại miến gì. Ngoài ra, từ miến cũng có thể ghép với các từ khác như: miến gạo, miến dong…

+ Còn trường hợp các từ ghép với từ biển như: biển cả, biển lớn, biển khơi… cũng được coi là từ ghép chính phụ, nhằm chỉ rõ đặc điểm của vùng biển đó.

Không chỉ từ ghép thuần việt chính phụ mà một số trường hợp đặc biệt, từ ghép hán việt chính phụ cũng được áp dụng nhiều vào cuộc sống như: gia sư, học viện, cách mạng, thủ môn, bạch mã…

Từ ghép đẳng lập

Khái niệm: từ ghép đẳng lập là loại từ ghép trong đó các tiếng đều có vai trò ngang nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính hay đâu là tiếng phụ. Các tiếng của từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể hoán đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép đó không thay đổi.

– Ví dụ về từ ghép đẳng lập: quần áo, bạn bè, sách vở, ông bà, mưa gió, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, nghĩ suy, trường lớp, trầm bổng, ước mơ, xinh đẹp, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, trai gái…

– Ý nghĩa từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn ý nghĩa của từng tiếng trong nó.

Từ ghép đẳng lập sẽ có tính chất hợp nghĩa.


3. Phân biệt từ láy và từ ghép

a. Xét ví dụ: “Minh mẫn” là từ ghép hay từ láy

“Minh mẫn” là từ láy. Giải thích: Vì minh và mẫn là hai từ không có nghĩa và hai từ lại có âm đầu giống nhau => Là từ láy

=> Từ láy và từ ghép dễ nhầm lẫn với nhau vậy nên cần phải phân biệt chúng

b. So sánh từ ghép và từ láy

Từ ghép

Từ láy

Các tiếng tạo ra đều có nghĩa Có tiếng mang nghĩa và tiếng không mang nghĩa, mờ nghĩa.
Giữa các tiếng tạo ra thường không liên quan về âm Các tiếng tạo ra thường có sự tương đồng về cách phát âm (giống nhau về phụ âm đầu, phần vần hay giống nhau toàn bộ.)

c. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

– Cách 1: Phân biệt từ láy âm là từ ghép nghĩa: Nếu từ láy âm mà một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì từ đó là từ ghép

– Cách 2: Một số từ ghép thuần việt gồm hai âm tiết khác nhau thì không thể là từ láy.

– Cách 3: Phân biệt qua cách đảo từ: hai từ có thể đảo cho nhau và có nghĩa thì đó là từ ghép.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về từ ghép và từ láy , và trả lời câu hỏi “Minh mẫn” là từ ghép hay từ láy và một số kiến thức mở rộng. Chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 17/08/2022