logo

Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Câu trả lời chính xác nhất: Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường là nơi sống và là nơi cung cấp thức ăn cho sinh vật. Các hoạt động sống của sinh vật sẽ ảnh hưởng đến môi trường như: nồng độ oxy, CO2 và mức độ ô nhiễm môi trường

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. Sinh vật là gì?

Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật (organism), dạng sống (lifeform) hay dạng sinh học (biological form) là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ (exhibit) các biểu hiện của sự sống. Các sinh vật được phân loại theo đơn vị phân loại thành các nhóm xác định như sinh vật đa bào (multicellular organism), động vật, thực vật và nấm (fungi); hoặc các sinh vật đơn bào (unicellular organism) như sinh vật nguyên sinh (protist), vi khuẩn (bacteria) và vi khuẩn cổ (archaea).[1]

Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Tất cả các loại sinh vật đều có khả năng đặc trưng như trao đổi chất (metabolism), cân bằng nội môi (homeostasis), sinh trưởng phát triển (developmental biology), sinh sản (reproduction) và một số mức độ phản ứng (response) đối với các kích thích sinh lý (stimulus) bên ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi sinh vật đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường hoặc không có khả năng tự sinh sản. Con người là động vật đa bào gồm hàng nghìn tỷ (trillions) tế bào biệt hóa (cellular differentiation) trong quá trình sinh học phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt.

Một sinh vật có thể là một sinh vật nhân sơ (prokaryote) hoặc một sinh vật nhân thực (eukaryote). Các sinh vật nhân sơ được đại diện bởi hai vực riêng biệt (trong hệ thống ba vực - Three-domain system) đó là vực vi khuẩn và vực cổ khuẩn. Sinh vật nhân chuẩn được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhân tế bào bị ràng buộc gắn với màng tế bào (membrane-bound) và có thêm các ngăn liên kết màng được gọi là các bào quan (organelle) chẳng hạn như ty thể (mitochondria) ở động vật và thực vật hay lạp thể (plastid) trong thực vật và tảo, tất cả thường được coi là có nguồn gốc từ thuyết nội cộng sinh (symbiogenesis, endosymbiotic) vi khuẩn.

>>> Tham khảo: Đa số sinh vật có thể tồn tại được ở ngưỡng giới hạn nhiệt độ nào dưới đây?


2. Môi trường là gì?

Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.

Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Môi trường có thể chia thành 2 mục chính là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

Môi trường tự nhiên là tất cả những gì bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt đất, núi, đồng bằng, nước, đất, sa mạc, bão, lốc xoáy, núi lửa, đại dương, các yếu tố khí hậu, v.v.

Môi trường nhân tạo là một môi trường được tạo ra do con người để điều chỉnh và giám sát các điều kiện môi trường nhất định.

Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người và sinh vật, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia.

Trên phạm vi toàn cầu, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường diễn ra ở nhiều yếu tố của môi trường, với nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện chủ yếu:

– Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu vực rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và châu Á; sự gia tăng của chất thải chứa khí CFCs ở mức độ lớn; sự gia tăng của dân số và tác động của nó tới các thành phần môi trường. Toàn bộ những yếu tố nêu trên đã góp phần làm cho không khí nóng lên, dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu.

– Một trong những biến đổi của thiên nhiên gây tác động xấu đến môi trường một cách đáng lo ngại là những thảm hoạ thiên nhiên trong cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Những trận động đất, sạt lở đất, những trận địa chấn gây những đợt sóng thần mạnh như sóng thần Tsunami ở Đông Nam Á và Đông Á vừa qua đã để lại những hậu quả rất lớn đối với môi trường. Những đợt núi lửa trào phun ở lòng đại dương như vừa diễn ra có thể khiến trong nước biển chứa những độc tố, dẫn đến sự huỷ hoại hoặc nhiễm độc các loại hải sản. Dịch bệnh do những thảm hoạ thiên nhiên mang lại cũng chứa đựng các nguy cơ lớn đối với các loài thực vật và động vật trên cạn. Các nhà khoa học cảnh báo về thảm hoạ môi trường sẽ diễn ra sau thảm hoạ sóng thần Tsunami.

–  Một thay đổi đáng lo ngại khác của môi trường là sự suy giảm của tầng ôzôn. Tầng ôzôn được coi là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của trái đất, “là tầng ôzôn khí quyển bên ngoài tầng biên hành tinh” (Điều 1 Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn). Sự tồn tại của tầng ôzôn có ý nghĩa quan trọng đối với trái đất ở trên nhiều phương diện.

>>> Tham khảo: Nhân tố tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển và quy định vùng phân bố của sinh vật là?


3. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường là nơi sống và là nơi cung cấp thức ăn cho sinh vật. Các hoạt động sống của sinh vật sẽ ảnh hưởng đến môi trường như: nồng độ oxy, CO2 và mức độ ô nhiễm môi trường

---------------------------------

Trên đây là phần tìm hiểu cho câu hỏi Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường là gì mà Toploigiai mang đến cho các bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022