logo

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

Câu trả lời chính xác nhất: Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa)

- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là đồng hợp tử (AA)=> giống thuần chủng.

- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cá thể đem lai là dị hợp hợp tử (Aa)=> giống không thuần chủng.

- Sơ đồ lai: 

P: AA       x    aa

G:  A             a

F1:       Aa

 

P: Aa    x    aa

G: A,a         a

F1:   1Aa: 1aa

Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Lai một cặp tính trạng

- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể (ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt...)

- Một cặp tính trạng có nghĩa là 2 tính trạng của cùng 1 loại tính trạng (ví dụ: mầu sắc hạt: Hạt màu vàng - hạt màu xanh; hình dạng vỏ: vỏ trơn láng - vở nhăn)

- Lai một cặp tính trạng là trên một cây chúng ta thực hiện phép lai giữa 2 cây. Một cây chúng ta chon là bố sử dụng hạt phấn, cây chọn làm mẹ sử dụng nhị và chỉ quan tâm đến 1 cặp tính trạng.

>>> Tham khảo: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

2. Thí nghiệm của Menden

- Menđen đã đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.

- Kết quả thi nghiệm:

+ Cách tính tỉ lệ kiểu hình: Lấy số nhỏ tính 1 phần

Số lớn = số lớn / số nhỏ

Ví dụ: Hoa đỏ x Hoa trắng → (705/224) : 1 → 3 : 1

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

- Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục, quả vàng được gọi là kiểu hình.

- Dù thay đổi vị trí của các giông làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

- Menđen gọi tính trạng biểu hiện ngay ờ F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thần cao, quả lục), còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng).


3. Giống thuần chủng

a. Khái niệm:

Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước (ko phân li kiểu hình, kiểu gen).

Trong thực tế khi đề cập đến giống thuần chủng người ta chỉ xét một vài tính trạng được quan tâm hoặc có trong thí nghiệm.

b. Đặc điểm của của giống thuần chủng là

- Có bản lĩnh sinh sản mạnh

- Các đặc tính di truyền tương đồng và cho các lứa tuổi sau giống với nó

- Dề gieo trồng

- Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm

c. Khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

- Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.


4. Lai phân tích

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

- Ví dụ: Kiểu gen AA tạo hoa đỏ và kiểu gen aa tạo hoa trắng. Kiểu gen chứa một cặp gen gồm 2 gen giống nhau được gọi là thể đồng hợp: AA – đồng hợp tử trội, aa – đồng hợp tử lặn. Kiểu gen chứa một cặp gen với hai gen tương ứng khác nhau được gọi là thể dị hợp (Aa). Như trong thí nghiệm của Mendel, hoa đỏ chiếm ưu thế ở F2 do sự đồng biểu hiện của kiểu gen AA và Aa.

- Kết quả:

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

- Vậy: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

>>> Tham khảo: 6 phép lai cơ bản của Menden


5. Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào:

Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa)

- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là đồng hợp tử (AA)=> giống thuần chủng.

- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cá thể đem lai là dị hợp hợp tử (Aa)=> giống không thuần chủng.

- Sơ đồ lai: 

P: AA       x    aa

G:  A             a

F1:       Aa

 

P: Aa    x    aa

G: A,a         a

F1:   1Aa: 1aa

--------------------------------

Thông qua bài tìm hiểu về câu hỏi Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào và một số nội dung liên quan trên, Toploigiai hy vọng có thẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi và học tập tốt hơn!

icon-date
Xuất bản : 28/09/2022 - Cập nhật : 28/09/2022