logo

6 phép lai cơ bản của Menden

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: 6 phép lai cơ bản của Menđen bao gồm

1) Phép lai số 1

P: AA x AA

G(P): A A

F1: AA(100%)

2) Phép lai số 2

P: AA x Aa

G(P): A A,a

F1: 1AA: 1Aa

3) Phép lai số 3

P: AA x aa

G(P): A a

F1: Aa(100%)

4) Phép lai số 4

P: Aa x Aa

G(P): A,a A,a

F1: 1 AA: 2 Aa: 1aa

5) Phép lai số 5

P: Aa x aa

G(P) A,a a

F1: 1 Aa: 1aa

6) Phép lai số 6

P: aa x aa

G(P): a a

F1: aa (100%)

Để hiểu rõ hơn về 6 phép lai cơ bản và phương pháp nghiên cứu di truyền học củaMen đen, Top lời giải mời các bạn đọc bài viết sau:


1. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen

G.J. Menden (1822 – 1884) được xem là ông tổ của ngành di truyền học. Phương pháp nghiên cứu của Menđen là phương pháp lai và phân tích con lai, gồm các bước:

Tạo dòng thuần về từng cặp tính trạng tương phản bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc nhiều tính trạng, rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.

Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.

[HAY NHẤT] 6 phép lai cơ bản của Menden
G.J. Menden (1822 – 1884)

2. Hình thành học thuyết di truyền học của Menđen

Thí nghiệm

Đậu Hà Lan (2n = 14)

Ptc: Cây hoa tím X Cây hoa trắng

F1: 100% hoa tím

Cho F1 tự thụ phấn

F2: 3 hoa tím : 1 hoa trắng.

Thực chất F2: 1 hoa tím tc : 2 hoa tím không tc : 1 hoa trắngtc

Học thuyết giao tử thuần khiết

Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.

Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.

Kiểm tra giả thuyết bằng phép lai phân tích (còn gọi là lai kiểm nghiệm)

Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (giả sử A-) với cá thể có kiểu hình lặn (giả sử: aa), mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.

Nếu con lai xuất hiện 100% trội thì cá thể kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA).

Nếu con lai xuất hiện 50% trội : 50% lặn thì cá thể kiểu hình trội đem lai là không thuần chủng (Aa).


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN MENDEN

Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.

Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng tương phản. Theo dõi sự di truyền riêng từng cặp tính trạng.

Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng bằng phép lai phân tích.


4. Các phép lai của phương pháp nghiên cứu di truyền

[HAY NHẤT] 6 phép lai cơ bản của Menden

Menđen thành công trong công trình nghiên cứu của mình bởi vì:

- Chọn được đối tượng nghiên cứu phù hợp: Menđen đã tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau như chuột bạch, bắp (ngô), đậu Hà Lan, ... nhưng thành công nhất là ở đậu Hà Lan bởi nó có những ưu điểm như: là cây ngắn ngày, có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt và đặc biệt có nhiều tính trạng tương phản, dễ quan sát.

- Menđen có phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền.

>>> Xem thêm: Menđen và di truyền học


5.Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phương pháp di truyền học

Câu 1: Tính trạng là

A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình

B. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.

C. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.

D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.

Đáp án: D

Câu 2: Dòng thuần là

A. Dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp.

B. Dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình.

C. Dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.

D. Dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.

Đáp án: B

Câu 3: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là

A. Tính trạng lặn

B. Tính trạng tương ứng.

C. Tính trạng trung gian.

D. Tính trạng trội.

Đáp án: D

Câu 4: Tính trạng tương phản là

A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

B. Những tính trạng số lượng và chất lượng.

C. Tính trạng do một cặp alen quy định.

D. Các tính trạng khác biệt nhau.

Đáp án: A

Câu 5: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?

A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.

B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.

C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.

D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.

Đáp án: A

Có thể thấy, phương pháp di truyền học của Menđen là một phương pháp nghiên cứu phù hợp, công phu. Ông làm thí nghiệm nhiều lần và thực nghiệm với số lượng lớn. Vì vậy, ông đã tìm ra các quy luật Di truyền.

Trên đây, Top lời giải đã cùng bạn tìm hiểu về 6 phép lai cơ bản của Menden. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 03/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads