logo

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Các nhân tố sinh thái mà chuột có thể chịu ảnh hưởng trong rừng mưa nhiệt đới được sắp xếp thành hai nhóm như sau:

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau

Chuột là loài gặm nhấm được biết đến nhiều nhất bởi vì chúng có mặt ở tất cả những nơi con người sống. Vậy nếu chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nào? Để biết được đáp án của câu hỏi đó, mời các bạn tham khảo phần kiến thức sau đây nhé!


1. Sinh sản ở chuột

Chuột cái bắt đầu sinh con khi được 45 ngày tuổi. Mỗi lứa có khoảng 4-7 chuột con ra đời. Trung bình, một chuột cái đẻ 50 con một năm. Những chú chuột con thoạt tiên không có lông, chỉ có chi rất nhỏ và không nhìn thấy gì. Sang ngày thứ hai, chúng bắt đầu có đuôi và dái tai. Ngày thứ ba, chân của chúng đã rất phát triển. Đến ngày thứ sáu, chuột con bắt đầu có lông. Sang ngày thứ mười, các chú chuột mở mắt và lông đã mọc kín cơ thể. Khi được hai tuần tuổi, chúng rời khỏi tổ và bắt đầu khám phá thế giới.

>>> Tham khảo: Chuột sa chĩnh gạo là gì?


2. Tuổi thọ của chuột

Chuột chỉ sống lâu nhất là 18 tháng.


3. Chế độ ăn uống

Một loạt các thói quen ăn uống được tìm thấy trong các loài chuột, từ các loài ăn thực vật và ăn tạp đến các loài chuyên chỉ ăn giun đất, một số loài nấm hoặc các côn trùng thủy sinh.[3] Đa số các chi tiêu ăn thực vật và các động vật không xương sống nhỏ, thường lưu trữ hạt giống và các chất thực vật khác để tiêu thụ vào mùa đông. Chuột có hàm răng sciur (một đặc tính tổ tiên trong loài gặm nhấm) và hiện diện khoảng cách giữa hai răng.[4] Chuột còn thiếu răng nanh và răng hàm. Nói chung, ba răng hàm (đôi khi chỉ có một hoặc hai) được tìm thấy, và bản chất của răng hàm thay đổi theo chi và thói quen ăn uống.


4. Việc chuột phá hoại mùa màng, cắn phá đồ đạc, phải chăng là muốn gây căng thẳng với người?

Như đã nói, do răng mọc dài ra hàng ngày nên chuột buộc phải gặm nhấm đồ đạc. Một số loài chuột còn truyền cả bệnh cho con người. Tuy nhiên, con người cũng phải công nhận chính loài chuột đã góp phần tạo nên những bước đột phá trong khoa học bởi vì chuột chính là loài vật được sử dụng nhiều nhất trong các thí nghiệm sinh học và tâm sinh lý. Có hai lý do khiến con người tin cậy vào chuột. Thứ nhất, là động vật có vú và có hệ gien chuỗi nên cơ thể của chuột có mức độ sinh học tương xứng khá lớn với con người. Thứ hai, chuột rất nhỏ, không đắt, dễ nuôi và có tốc độ sinh sản rất nhanh. Người ta có thể quan sát cuộc sống của nhiều thế hệ chuột trong khoảng thời gian rất ngắn. Các nhà sử học cũng dựa vào sự di chuyển của chuột nhắt để vẽ sơ đồ di dân của loài người, bởi vì ở đâu có người, ở đó có chuột .

--------------------------------------

Trên đây Top lời giải đã giải đáp câu hỏi cho các bạn và trình bày thêm một số nội dung nhằm bổ sung thêm kiến thức về loài chuột. Mong rằng, những kiến thức đó sẽ hữu dụng và là hành trang để giúp các bạn học tốt hơn để chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng sắp tới. 

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads