logo

Module TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học


Module TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------


BÀI THU HOẠCH


BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN


Module TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: ...............................................................................................................

Đơn vị: ...................................................................................................................

I. BÀI TỰ LUẬN

1. Các kết quả học tập mà tự luận có thể kiểm tra được:

+ Trình bày kiến thức sự kiện; nêu khái niệm, định nghĩa; giải thích nguyên tắc; mô tả phương pháp/tiến trình.

+ Kỹ năng vận dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp, suy luận và đánh giá những thông tin mới nhờ sự hiểu biết.

+ Kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp, liên kết và đánh giá những ý tưởng.

+ Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ.

[TÀI LIỆU CHUẨN] Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Thực tế, ngoài những bài tự luận dùng để đo lường những kết quả học tập phức hợp như giải quyết vấn đề, những kỹ năng trí tuệ cao vẫn có những bài chỉ đòi hỏi HS tái hiện đơn thuần những điều đã học (những bài như thế hiện nay được sử dụng như công cụ chính).

2. Các hình thức bài tự luận: được phân theo 2 hướng:

a) Dựa vào độ dài và giới hạn của câu trả lời:

- Dạng trả lời hạn chế: Về nội dung: phạm vi đề tài cần giải quyết hạn chế. Về hình thức: độ dài hay số lượng dòng, từ của câu trả lời được hạn chế. Dạng này có ích cho việc đo lường kết quả học tập, đòi hỏi sự lí giải và ứng dụng dữ kiện vào một lĩnh vực chuyên biệt.

- Dạng trả lời mở rộng: cho phép HS chọn lựa những dữ kiện thích hợp để tổ chức câu trả lời phù hợp với phán đoán tốt nhất của họ. Dạng này làm cho HS thể hiện khả năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp, tuy nhiên làm nảy sinh khó khăn trong quá trình chấm điểm. Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ sử dụng dạng này trong lúc giảng dạy để đánh giá sự phát triển năng lực của HS mà thôi.

b) Dựa vào các mức độ nhận thức: Có 4 loại:

+ Bài tự luận đo lường khả năng ứng dụng;

+ Bài tự luận đo lường khả năng phân tích;

+ Bài tự luận đo lường khả năng tổng hợp;

+ Bài tự luận đo lường khả năng đánh giá.

Ở tiểu học, bài tự luận chủ yếu đo lường khả năng ứng dụng.

3. Cách biên soạn đề bài tự luận:

+ Xem xét lại những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đánh giá.

+ Nội dung đòi hỏi HS dùng kiến thức đã học để giải quyết một tình huống cụ thể.

+ Nội dung câu hỏi phải có yếu tố mới đối với HS.

+ Mối quan hệ giữa kiến thức được học với giải pháp cần sử dụng cho vấn đề đặt ra có thể gần nhưng không dễ dàng nhận ra được.

+ Bài tự luận được trình bày đầy đủ với 2 phần chính: Phần phát biểu về tình huống và Phần phát biểu về sự lựa chọn sao cho mỗi HS có thể làm việc trong một ngữ cảnh bình thường và dễ hiểu.

+ Phần hướng dẫn trả lời: trình bày những mức độ cụ thể của câu trả lời: độ dài của bài, những điểm chuyên biệt, những hành vi cần thể hiện như giải thích, miêu tả, chứng minh...

+ Hình thức của bài tự luận có thể là câu hỏi hay lời đề nghị, yêu cầu.

4. Cách chấm điểm bài tự luận:

    GV xây dựng thang điểm chấm. Tùy theo đặc điểm thang điểm chấm mà việc chấm bài tự luận chia thành 2 hướng:

a) Hướng dẫn chấm cảm tính: Khi thang điểm chấm được nêu một cách vắn tắt với những yêu cầu tổng quát thì khi chấm thường có xu hướng chấm theo cảm tính.

b) Hướng dẫn chấm phân tích: Khi thang điểm chấm với những yêu cầu chi tiết cho từng mức điểm đến mức có thể lượng hóa được thì việc chấm thường có xu hướng phân tích.

II. BÀI TRẮC NGHIỆM

1. Quy trình soạn thảo bài trắc nghiệm:

1. Nắm đề cương môn học/ phần học/chương học.

2 .Xác định phạm vi nội dung và mục đích của bài kiểm tra.

3 .Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm: Nội dung, mục tiêu, kỹ thuật đánh giá và số lượng câu cho mỗi mục tiêu.

4. Chọn lựa hình thức kiểm tra và viết câu trắc nghiệm.

5. Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm: đối chiều nội dung với mục tiêu tương ứng, ngôn ngữ diễn đạt...

6. Tổ chức kiểm tra và thu thập thông tin.

7. Đánh giá chất lượng bài kiểm tra.

8. Cải tiến quá trình dạy và học.

2. Các dạng bài trắc nghiệm

a. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN:

    Câu hỏi với giải đáp ngắn hay một phát biểu chưa hoàn chỉnh với một chỗ hoặc nhiều chỗ để trống (kiểu điền khuyết)

1) Yêu cầu: Viết câu trả lời cho câu hỏi hoặc điền thêm vào chỗ còn trống.

2) Ưu điểm: Dễ xây dựng; HS không thể đoán mò vì phải cho câu trả lời của mình khi làm bài.

3) Nhược điểm: Chỉ kiểm tra mức độ BIẾT và HIỂU ĐƠN GIẢN; Đôi khi khó đánh giá nội dung của câu trả lời vì HS viết sai chính tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều phương án trả lời.

4) Những đề nghị khi biên soạn:

+ Câu hỏi phải nêu bật được ý muốn hỏi, tránh dài dòng.

+ Không dùng những thuật ngữ không rõ ràng.

+ Từ/cụm từ ở chỗ cần điền phải nằm trong sự liên kết với văn cảnh, có tiêu chí ngữ nghĩa rõ ràng, tạo điều kiện liên tưởng tường minh, tránh bỏ trống tùy tiện.

+ Đáp án cho mỗi câu trắc nghiệm trả lời cần ngắn gọn.

+ Diễn tả câu hỏi trắc nghiệm sao cho HS có thể đưa ra câu trả lời vừa ngắn gọn vừa cụ thể, riêng biệt.

+ Nếu câu hỏi trắc nghiệm có phần dữ kiện thì cần tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi.

+ Những chỗ trống cho câu trả lời phải có chiều dài bằng nhau và đặt bên phải của câu hỏi. Ví dụ: Bác Hồ tên thật là gì? ( Nguyễn Sinh Cung)

+ Tránh hoặc hạn chế lấy những câu nói trực tiếp từ sách giáo khoa làm thành câu trắc nghiệm trả lời ngắn.

b. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI:

    Gồm 2 phần. Phần I (Phần đề): Một câu hỏi hoặc một phát biểu. Phần II: là hai phương án lựa chọn: Đúng-Sai; Phải-Không phải; Đồng ý-Không đồng ý.

1) Yêu cầu: Chọn một trong hai phương án trả lời.

2) Ưu điểm: Dễ xây dựng; Có thể ra nhiều câu một lúc ít tốn thời gian cho mỗi câu, nhờ vậy mà khả năng bao quát chương trình lớn hơn.

3) Nhược điểm: Chỉ kiểm tra mức độ BIẾT và HIỂU ĐƠN GIẢN; Tỷ lệ đoán mò 50%.

4) Những đề nghị khi biên soạn:

+ Tránh đưa ra những câu hỏi chung chung, không quan trọng.

+ Tránh sử dụng những câu hỏi phủ định, đặc biệt là phủ định kép.

+ Tránh các câu hỏi dài, phức tạp.

+ Đáp án cho mỗi câu trắc nghiệm trả lời cần ngắn gọn.

+ Tránh bao gồm hai ý tưởng trong một câu hỏi, trừ khi đo lường khả năng nhận ra mối quan hệ nhân quả.

+ Lưu ý tính logic khi sử dụng câu gồm hai mệnh đề có quan hệ nhân quả.

+ Nếu câu hỏi muốn thể hiện một ý kiến hay thái độ nào thì nên đưa thêm vào câu hỏi ấy một cơ sở nào đó để cho kết quả chọn đúng hay sai, không mơ hồ, chung chung.

+ Số lượng câu trắc nghiệm có trả lời đúng và số câu trắc nghiệm có trả lời sai nên bằng nhau.

+ Tránh hoặc hạn chế lấy nguyên văn từ sách giáo.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021